Thuốc cổ truyền với bệnh “khó nói” của phái đẹp ngày 18/09/2010 Bên cạnh đó, với quan điểm kết hợp Đông Tây y trong việc khám chữa bệnh cho nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng, thuốc y học cổ truyền cũng được sử dụng rộng rãi, điều trị rất hiệu quả những chứng bệnh “khó nói” của chị em như các chứng: lãnh cảm, khí hư bạch đới, viêm nhiễm sinh dục… Bạch đồng nữ một vị thuốc của các chị em Chứng lãnh cảm
Chính sự thiếu hụt về hàm lượng của các chất hormon sinh dục nữ: estrogen, oxytocin… hoặc trong những trường hợp mà cuộc sống gặp những trục trặc về tâm lý, thậm chí là cả các trường hợp lao động quá vất vả dẫn đến sự mệt mỏi về thể xác ở một số chị em. Các biểu hiện ra ngoài của triệu chứng này: thường thấy người nóng lên từng cơn mà YHCT gọi là “trào nhiệt”, đầu thì choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, tính tình hay cáu gắt, bực bội vô cớ… Tất cả các triệu chứng đó, YHCT gọi chung một thuật ngữ chuyên môn là “âm hư hoả vượng”, nghĩa là phần âm, phần tân dịch, huyết dịch ở các chị em đó bị hao tổn, trong đó bao gồm cả phần hormon sinh dục nữ. Những phương thuốc cổ truyền có giá trị để điều trị các chứng bệnh này là bổ thận âm với các vị thuốc: thục địa 16g, hoài sơn, sơn thù du, mỗi vị 8g; trạch tả, bạch linh, mẫu đơn bì, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang, uống liền 3-4 tuần cho đến khi các triệu chứng trên giảm đi. Tuỳ theo các triệu chứng, có thể dùng thêm một liệu trình nữa nhưng với số ngày giảm đi, dùng khoảng hai tuần. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cổ phương bổ âm, với các vị thuốc: thục địa, quy bản, thạch hộc, mỗi vị 12g, hoàng bá, tri mẫu, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang. Uống liền 3-4 tuần lễ. Nghỉ một tuần. Lặp lại liệu trình hai tuần lễ nữa. Tuy nhiên với hai phương thuốc sắc trên, để tăng thêm hiệu quả tốt hơn, nhanh hơn, có thể gia thêm vào mỗi phương thuốc trên các vị ba kích thiên, hà thủ ô đỏ, mỗi thứ 12g. Ngoài ra cũng có thể sử dụng tắc kè tươi nấu cháo, ngày 1- 2 con. Ăn liền vài tuần lễ. Khi giết tắc kè cần mổ bỏ hết phủ tạng, lau sạch máu bằng cồn gừng tươi, chặt bỏ phần đầu, từ mắt và 4 bàn chân, tránh làm mất đuôi. Thêm gia vị tiêu, sả cho đủ thơm ngon. Ngoài ra có thể dùng cá ngựa khô, sao nhỏ lửa tới thơm, tán bột. Ngày 4g chiêu với nước ấm. Đối với những chị em uống được rượu, có thể sử dụng rượu ngâm tắc kè, cá ngựa cùng với một số vị thuốc như ba kích, hà thủ ô đỏ… Chỉ nên sử dụng 20-30ml, uống vào các buổi tối hàng ngày. Thêm vào đó, đừng bỏ qua các động tác thể dục dưỡng sinh, đặc biệt việc xoa bóp vùng lưng, vùng hông, lắc vòng nhẹ… Khí hư bạch đới Chứng khí hư bạch đới hay còn gọi là bạch đới thì chỉ có ở các chị em; đó là chứng khi đi tiểu, sẽ có các chất có màu trắng, đôi khi vàng, vàng xanh, đôi khi có mùi hôi… kèm theo là các triệu chứng đau mỏi lưng, hông, mệt mỏi toàn thân… Thực chất là có sự viêm nhiễm ở một số bộ phận, như cổ tử cung, tử cung… Những vị thuốc thường dùng: ích mẫu, ngải cứu, hương phụ tứ chế, bạch đồng nữ, trần bì, đồng lượng 8-10g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Uống liền 3-4 tuần sau kinh kỳ. Dùng nhắc lại liệu trình hai vào sau kỳ kinh tháng sau. Có thể gia thêm đảng sâm, hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ, mỗi vị 10 -12g vào mỗi thang càng tốt. Ngứa Do nhiễm một thứ nấm (Candida) hoặc chủng vi khuẩn trùng roi âm đạo, gây nên sự bứt rứt, ngứa ngáy, khó chịu cả ngày, nhất là những khi lao động, mồ hôi ra nhiều. Bệnh không có gì là nghiêm trọng, song gây rất nhiều phiền hà trong cuộc sống và giao tiếp. Chứng này đa phần gặp ở các chị em làm việc ở môi trường ẩm ướt, dưới nước hoặc nơi có nguồn nước không thật đảm bảo vệ sinh. YHCT có thể điều trị chứng này gọn nhẹ với các vị thuốc thanh nhiệt táo thấp: hoàng đằng, hoàng bá, hoàng liên đồng lượng trong uống, ngoài sắc ngâm rửa; cũng có thể gia thêm một số vị thanh nhiệt giải độc, như liên kiều, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, mỗi vị 8-10g; hoặc dùng một số lá đem nấu để ngâm rửa hàng ngày vào các buổi tối: cao lá nhội, lá xích đồng nam (lá mò đỏ), bạc hà… sẽ giúp cho việc cải thiện nhiều về mặt triệu chứng. Theo SK&ĐS |
||