Cây Bạch Thiệt
Đại cương :
Leucas aspera (Willd.) Linn. thuộc họ Lamiaceae gọi là “ Thumbai ”, được phân phối trong toàn Ấn Độ từ dãy Himalaya đến Tích Lan và Phi luật Tân. Cây Bạch thiệt thường hiện diện trong những khu vực bị xáo trộn, lề đường, đất hoang, bình nguyên, nhất là ở những vùng duyên hãi. Tại Việt Nam gặp ở Nha Trang, Phan Rang, Côn Sơn.
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Cỏ cao, sống hằng niên, thân vuông có lông, phân nhánh, thẳng, cao khoảng 15 đến 60 cm, lớp biểu bì được bao phủ bởi một lớp sáp dày có vài tiểu khổng thông ra.
Lá xanh tươi, phiến lá thon hẹp nhọn, thẳng, dài 2 đến 5 cm, đôi khi đạt đến 8 cm dài và 1,25 cm rộng. Cuống lá thường thường dài khoảng 2,5 đến 6 mm, bìa có răng thưa, nằm, gân phụ 3 đến 4.
Chùm như hoa đầu, màu trắng nhỏ, gắn trực tiếp vào hoa đầu không cuống, những hoa tổ hợp với nhau trong vòng xoắn, thành một khối đầu dày đặc, lá bắc dài có lông, thẳng, dài mịn, đài hoa cao 8 đến 13 mm, có dạng hình ống, có lông mặt ngoài, không lông mặt trong, phân nửa dưới nhẵn không lông, phân nữa trên có lông và có gân, 10 răng hình tam giác ngắn, miệng xiên xéo, vành trắng, đài hình môi, môi trên hình nón, 3 mm dài, môi dưới 6 mm, thùy giữa tròn có lông, các thùy bên kích thước nhỏ, tiểu nhụy 4. Lá hoa hẹp có lông, 1 cm dài có lông tơ và hình ống 5 mm dài.
Trái, bế quả nâu, to 3 mm dài. Phần ngoài của trái tròn trong khi phần trong có góc cạnh.
Bộ phận sử dụng :
Thân, lá, hoa và rễ.
Thành phần hóa học và dược chất :
Nghiên cứu hóa thực vật phytochimique :
Kiểm ta hóa học sơ bộ của Leucas aspera đã thấy sự hiện diện của triterpenoids trong tất cả bộ phận của cây.
● Toàn cây đã được ghi nhận chứa :
– acide oléanolique,
– acide ursolique,
– và 3-sitostérol.
● những bộ phận trên không có chứa :
– nicotine,
– stérols,
▪ Hai ( 2 ) chất alcaloïdes mới :
– α-sitostérol,
– và β-sitostérol,
▪ những đường khử ( galactose ) :
– glucoside,
– diterpènes ( leucasperones A và B ),
– leucasperols A và B,
– những glycosides isopimarane ( leucasperosides A, B và C ),
▪ với các hợp chất khác như :
– asperphenamate,
– acide maslinique,
– (-)-isololiolide,
– linifolioside,
– nectandrin B,
– acide méso-dihydroguaiaretic,
– macelignan,
– acacetin,
– apigénine 7-O-[6′-O-(p-coumaroyl)-3-D-glucoside],
– chrysoeriol,
– apigénine,
– érythro-2-(4-allyl-2 ,6-diméthoxyphénoxy) -1 – (4-hydroxy-3-méthoxyphényl) propane-1-ol,
– myristargenol B,
– và machilin C, (-)-chicanine,
– (7R, 8R) – và (75,85)-licarin A.
▪ trong số các 25 hợp chất đã được xác định từ những chất dễ bay hơi của lá :
– u-farnésène (26,4%),
– x-thujene (12,6%)
– và chất menthol (11,3%) là một trong nhựng thành phần chánh nhiều nhất.
● Hoa Bạch Thiệt được ghi nhận có chứa 10 hợp chất; trong đó có :
– amyle propionate (15,2%),
– và isoamyle propionate ( 14,4 % ) là chiếm ưu thế .
● Hạt được báo cáo là có chứa :
– acide palmitique (6,25%),
– acide stéarique (2,84%),
– acide oléique (42,07%),
– acide linoléique (48,11%),
– và acide linolénique ( 0,65%)
▪ Phần không savon hóa chứa :
– 3-sitostérol,
– và alcool cérylique.
● Hợp chất Phénoliques :
▪ Mishra và al. Báo cáo :
– 4-(24-hydroxy-1-oxo-5-n-propyltetracosanyl)-phenol
từ những chồi non của Leucas aspera .
▪ hợp chất phénoliques mới chứa :
– cétols aliphatiques (28-hydroxypentatriacontan-7-one,
– 7-hydroxydotriacontan-2-one),
▪ Sadhu et al. Dã phân lập được 8 lignanes, cụ thể là :
– nectandrin B,
– (-)-chicanine,
– acide méso-dihydroguaiaretic,
– macelignan,
– myristargenol B,
– érythro-2-(4-allyl-2, 6 – diméthoxyphénoxy) -1 – (4-hydroxy-3-méthoxy phényl) propane-1-ol,
– machilin C,
– (7R, 8R) -., et (7S, 8S)-licarin,
của trích xuất trong méthanol của toàn cây Leucas aspera .
Tuy nhiên, những alcaloïdes baicaléine đã được ghi nhận trong những phần tinh khiết của trích xuất hydro-méthanolique của hoa Leucas aspera.
▪ Sadhu và al. Ghi nhận những chất :
– acacetin,
– chrysoeriol,
– và apigénine của Leucas aspera.
● Terpènes
Một loại diterpènes mới :
– leucasperones A và B;
– leucasperols A và B, đã được ghi nhận trong Leucas aspera.
● Glycosides
Một glycoside flavonoidal :
– baicalin, thấy được từ hoa tươi của Leucas aspera .
– Flavonoidal glycoside apigenin 7-O-(6′′-O-( p- coumaroyl)- β-D- glucoside) đã được phân lập từ cây Bạch thiệt Leucas aspera,
● Những hợp chất có chuổi dài :
– (1-hydroxytetratriacontan-4-one,
– 32-methyltetratriacontan-8-ol),
– nonatriacontane,
– 5 acetoxytriacontane,
– β-sitostérol,
– và dotriacontanol.
● Leucolactone (I), được phân lập từ những rễ của Leucas aspera đã được mô tả như :
– 3,3,16 c-dihydroxyoleanan-28-1, 3. – olide.
Đặc tính trị liệu :
▪ Cây Bạch thiệt có hương vị :
– thơm.
▪ Được xem như :
– thuốc hạ sốt antipyrétique,
– đổ mồ hôi diaphorétique,
– long đờm expectorant,
– chất kích thích stimulant,
– nhuận trường laxatif,
– và trừ giun sán vermifuge.
▪ Cho trường hợp bất tỉnh inconscience do độc tố của rắn cắn, dùng :
– nước ép của lá, dưới dạng nước giọt nhỏ mũi gouttes nasales.
Ngoài ra, lá còn được sử dụng bên trong cơ thể để có kết quả tốt hơn.
▪ Nước ép của hoa, được sử dụng trong phương pháp nasiyam, để chữa trị :
– bệnh viêm xoang mũi sinusite,
– đau đầu liên tục maux de tête continue,
( nasiyam là phương pháp chữa trị trong hệ thống y học siddha, làm sạch mũi, nơi đây là ổ của vi trùng, nguyên nhân chánh gây ra những bệnh mủ xoang mũi, hắc hơi, cảm lạnh, đau đầu …. bằng cách thông vào đường mũi xuyên qua hốc mũi những dung dịch thuốc hoặc nước ép của dược thảo thiên nhiên ) .
▪ Những hoa được đánh giá như :
– một chất kích thích stimulant,
– long đờm expectorant,
– thuốc nhuận trường laxatif,
– đổ mồ hôi sudorifique
– thuốc trừ sâu insecticide,
– và là thuốc trấn thống điều kinh emménagogue.
▪ Bạch thiệt Leusas aspera được báo cáo là có tính chất :
– kháng nấm antifongique,
– ức chế chất prostaglandines, là một chuyển hóa chất của arachidonique thu được phospholipide của màng tế bào bởi hành động của phân hóa tố phospholipases.
– chống oxy hóa antioxydant,
– hoạt động kháng khuẩn activités antimicrobiennes,
– chống hội nhập những kích thích đau ( qua thụ thể đau trên da, cơ, các khớp xương ) vào hệ thống thần kinh trung ương anti-nociceptif,
– và gây độc tế bào cytotoxiques.
► Theo y học truyền thống :
Cây Bạch thiệt Leucas aspera được sử dụng để chữa trị :
– bệnh ho toux,
– cảm lạnh rhume,
– sưng đau nhức enflures douloureuses,
– nổi ban ở da éruptions cutanées,
– bệnh ghẻ gale,
– và những vết rắn cắn morsures de serpent.
– bệnh vảy nến psoriasis,
– một thuốc hạ sốt antipyrétique
▪ Dung dịch trích trong nước nóng của Leucas aspera được dùng uống, như chất :
– kích thích stimulant,
– diệt trừ giun sán vermifuge,
– thuốc nhuận trường laxatif,
– và làm đổ mồ hôi sudorifique.
Cũng được sử dụng uống để chữa trị :
– bệnh đau nửa đầu migraine,
– bệnh suyễn asthme,
– và viêm phế quản bronchite.
▪ Dung dịch trích trong nước nóng của toàn cây cũng được dùng để chữa trị :
– bệnh viêm inflammation,
– chứng ăn không tiêu dyspepsie,
– và bệnh vàng da jaunisse.
▪ Lá Bạch thiệt được xem như có lợi ích trong những bệnh :
– thấp khớp mãn tính rhumatisme chronique,
– và những bệnh khác như nổi ban mãn tính ở da éruptions cutanées chroniques.
▪ Nước ép của lá được sử dụng trong thính giác cho :
– bệnh đau nhức lỗ tai douleur de l’oreille.
– và cho bệnh lỗ tai chảy mủ pus discharge from ear ( écoulement purulent de l’oreille ).
▪ Thuốc dán cao của lá xay nhuyễn với phấn vôi áp dụng trám vào khoang răng ( nha chu ) để :
– ngừa sâu răng .
▪ Đối với muppini, những hoa được ngâm trong sữa mẹ, kế đắp trên mắt.
( muppini là thuật ngữ để chỉ 3 trạng thái của y học truyền thống ayurvédique, vatam : gió nguồn của chuyễn động, Pittam : nguồn của mật và nhiệt và cilerpanam (đàm trạng thái liên kết hoặc dung dịch nước.)
▪ Nước ép của hoa và của lá được dùng bên trong cơ thể hoặc dùng thuốc nước nấu sắc để chữa trị :
– những loài trùng ký sinh trong ruột ở trẻ em vers intestinaux chez les enfants .
▪ Trong một số hình thức của y học truyền thống, hơi nước hình thành bằng cách nghiền nát. Sản phẩm Samoolam, được biết dưới tên của hoa, của rễ, của nạt thịt, của vỏ hoặc lá của cây, có thể hít thở để giúp chữa trị :
– nghẹt mũi congestion nasale,
– ho toux,
– cảm lạnh rhume,
– đau đầu maux de tête,
– và sốt fièvre.
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Ở Phi luật Tân, cây Bạch thiệt nghiền nát được áp dụng nóng trên những vết thương .
▪ Nấu sắc lá và vỏ sử dụng để :
– thúc đẩy nhanh chu kỳ kinh nguyệt accélérer la menstruation.
▪ Trong Malabar và Réunion, cây Bạch thiệt dùng trong trường hợp :
– vô kinh aménorrhée.
▪ Nấu sắc cũng được sử dụng :
– sau khi sanh con accouchement.
▪ Lá cây dùng cho :
– bệnh thấp khớp rhumatismes.
▪ Nước ép của lá sử dụng cho :
– bệnh vảy nến psoriasis,
– và những bệnh khác về da maladies de la peau.
▪ Nước ép của Hoa và lá Bạch thiệt được dùng cho :
– những trùng ký sinh trong ruột trẻ em.
– viêm xoang mũi sinusite.
▪ Tinh dầu của Hoa cũng được sử dụng để chữa trị :
– đau đầu maux de tête,
– và viêm xoang mũi sinusite.
▪ Nước nấu sắc rễ, thân và những phát hoa của Bạch thiệt Leucas aspera, chung với thân của dây Lức Phyla nodiflora họ Verbenaceae và những rễ của É lá lớn hay Hương nhu trắng Ocimum gratissimum họ Lamiaceae, được sử dụng uống trong trường hợp sốt rất cao, để chữa trị :
– bệnh cúm grippe,
– và bệnh sốt sốt rét fièvres paludéennes.
▪ Nấu sắc lá được dùng để hít thở ở mũi như là :
– chất chống nọc độc antivenin.
▪ Trong y học truyền thống Phi luật Tân, lá Leucas aspera, được dùng trong trường hợp :
– bò cạp chích piqûres de scorpion.
Trong trường hợp này chà xác liên tục lá Bạch thiệt trên mặt những vùng bị ảnh hưởng, có thể mang lại một sự giảm đau .
▪ Lá chết được dùng cho :
– những vết rắn cắn morsures de serpents,
– và nọc độc côn trùng insectes venimeux.
▪ Ngâm trong nước đun sôi, sử dụng bên ngoài để chữa trị :
– bệnh ghẻ gale.
▪ Trong Ấn Độ, dùng như :
– thuốc trừ sâu insecticide.
Nghiên cứu :
● Hoạt động kháng nấm activité antifongique :
Nghiên cứu trong ống nghiệm của chloroforme và của éther, trích xuất của Leucas aspera.
Được biết một hoạt động kháng nấm antifongique chống lại :
– loài Trichophyton,
– và Microsporum gypseum.
Nồng độ ức chế tối thiểu đã được tìm thấy là 5mg/mL. Leucas aspera có một hành động của cả hai :
– kìm nấm, làm ngưng sự phát triển của nấm gây bệnh fongistatique,
– và diệt nấm fongicide.
● Hoạt động kháng khuẩn antimicrobienne của Hoa Leucas aspera :
Trích xuất trong méthanol của hoa cây Bạch thiệt Leucas aspera, những phần đoạn, lượng dư thừa alcaloïdes và nước ép của hoa giải thích cho thấy một hoạt động kháng khuẩn tốt của trích xuất trong méthanol và phần đoạn với một hoạt động tối đa của lượng dư thừa alcaloïdes.
● Hoạt động kháng khuẩn antimicrobienne của một số tinh dầu nguyên chất :
Những tinh dầu thiết yếu của Leucas aspera có một hoạt động kìm chế sự phát triển của vi khuẩn bactériostatique chống lại vi khuẩn :
– Staphylococcus aureus,
– Vibrio cholerae,
– Salmonella typhi,
– Klebsiella aerogenes,
– Escherichia coli,
– Proteus vulgaris,
– Pseudomonas pyocyanea,
● Chống hội nhập kích thích đau Antinociceptive, Chống oxy hóa antioxydantes và hoạt động gây độc tế bào cytotoxiques của rễ cây Leucas aspera :
▪ Trích xuất trong éthanol đã bị acide acétique gây ra một sự ức chế quằn quại, 1,1-diphényl-2-picryle hydrazyl (DPPH) liều dùng làm sạch gốc tự do và thử nghiệm sinh học gây chết cho loài tôm nước mặn để truy tìm của những hoạt động chống hội nhập cảm giác đau vào hệ thống thần kinh trung ương qua những thụ thể đau anti-nociceptive, chống oxy hóa antioxydant và hoạt động gây độc tế bào cytotoxique, theo thứ tự.
▪ Trích xuất trong éthanol của rể Leucas aspera sinh ra một sự ức chế đáng kể của acide acétique gây ra sự quằn quại ở chuột với liều từ 250 và 500 mg / kg.
▪ Trích xuất cho thấy một hoạt động làm sạch gốc tự do đáng kể với một IC50 của 8 mg / kg.
▪ Chiết xuất cho thấy một sự sát thương quan trọng cho tôm nước mặn.
● Chống oxy hóa antioxydant / Sự ức chế prostaglandine :
Nghiên cứu dung dịch trích của Leucas aspera cho thấy một sự ức chế của những chất prostaglandines và hoạt động chống oxy hóa antioxydante.
Nghiên cứu cho được 8 lignanes và 4 flavonoïdes .
● Bảo vệ gan hepatoprotective :
Nghiên cứu cho thấy một hoạt động bảo vệ gan của Leucas aspera biểu hiệu chưa được xác nhận sự hiện diện floavonoïdes.
● Thuốc diệt ấu trùng larvicide :
Nghiên cứu những trích xuất thô của Leucas aspera đã cho thấy một hoạt động tốt diệt chết ấu trùng chống lại những ấu trùng loài :
– muỗi vằng Culex quinquefasciatus,
– và Aedes aegypti.
● Chống viêm anti-inflammatoire :
Nghiên cứu cho thấy Leucas aspera có một hiệu quả chống viêm anti-inflammatoire đáng kể trong viêm cấp tính và bán cấp tính, hiệu quả hơn acide acétylsalicylique và yếu hơn phénylbutazone.
● Alkaloid / Nicotine :
Nghiên cứu mang lại một chất alcaloïde lỏng từ những bộ phận trên không của Leucas aspera, được xác định như :
– nicotine, cho một mùi có đặc trưng của mùi thuốc lá.
Đặc tính thuốc sát trùng insecticide của cây có thể là do sự hiện diện của nicotine.
● Diterpènes / Sự ức chế prostaglandines gây ra sự co rút contractions induites :
Nghiên cứu trên sự ức chế co thắc của những prostaglandines gây ra trong heo Guinée iléon đã mang lại :
▪ 4 chất diterpènes mới :
– leucasperones A và B,
– và lecasperols A và B,
▪ và 3 glycosides isopimarane mới :
Leucasperosides A, B, và C, cùng với những hợp chất đã biết.
Leucasperone A, leucasperosides A et B, và linifolioside ( hợp chất đã biết ) cho thấy một sự ức chế của chất prostaglandine gây ra co thắt contractions.
Ứng dụng :
▪ Cây Leucas aspera sử dụng bên ngoài cơ thể như :
– một thuốc chống lại côn trùng sâu bệnh insectifuge.
– và thuốc trừ sâu insecticide.
▪ Leucas aspera và Ocimum canum dùng bên ngoài để :
– xông nhà ở tẩy độc trừ quế khí fumigation des habitations.
▪ Thuốc dán cao từ lá Bạch thiệt, trộn với bột nghệ curcuma được sử dụng để :
– chữa lành vết thương guérir les plaies,
– và nhọt đầu đinh furoncles.
▪ Một nắm hoa Bạch thiệt đem rang trong bơ sữa, dùng để uống ( 5-10 g / ngày ) để chữa trị :
– ho toux,
– và bệnh cảm lạnh rhume.
▪ Hoa Bạch thiệt được nghiền nát và hương thơm của nó được hít thở trong lỗ mũi đối diện để giảm :
– bệnh đau nửa đầu migraine.
Nguyễn thanh Vân