Cây ngải diệp

Cây ngải diệp
Tên cây : Ngải cứu, thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H`mông), co linh li (Thái).Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 – 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nhưng chủ yếu được trồng để làm thuốc.
Bộ phận dùng : Toàn cây, bỏ rễ. Thu hái vào mùa xuân hạ, khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.
Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, (-thuyon, dehydro, matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Công dụng : Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Ðể điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.

– Ngải cứu là một vị thuốc rất phổ biến, thông dụng cả trong Đông y và Tây y, nó được đưa vào sách Dược điển của nhiều nước trên thế giới, và được coi là mẹ của các loại cây nhờ công dụng y học thần bí của nó.

– Đông y coi Ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu
cam.

Công dụng của ngải cứu khô

1. Làm thuốc chữa bệnh cho phụ nữ

– Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày có kinh dùng 6-12 gr ngải cứu khô sắc với nước hoặc hãm với nước sôi uống như trà, uống ba lần trong ngày. Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Chữa kinh nguyệt không đều, kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Đến ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt và cả những ngày đang có kinh, dùng 10 gr ngải cứu khô sắc với 200 ml nước, cô lại còn 100 ml, chia uống hai lần trong ngày. Nếu khó uống, có thể thêm đường. Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày là thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

– Thuốc an thai: Phụ nữ có thai nếu bị đau bụng, ra máu thì dùng 16 gr ngải cứu, 16 gr tía tô, đổ 600 ml nước sắc còn khoảng 100 – 150 ml, chia uống làm 3 – 4 lần trong ngày.

– Chữa rong huyết: Ngải cứu 16 gr, cỏ hôi (cây cứt lợn) 20 gr, hy thiêm 12 gr, ích mẫu thảo 12 gr, hương phụ chế 10 gr. Tất cả đem rửa sạch, phơi khô. Cho 600 ml nước sắc với các vị trên, cô lại còn 150 ml, chia uống làm hai lần trong ngày. Điều trị kiên trì trong 3 – 4 tháng sẽ có hiệu quả.

– Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu khô, rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

– Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hoá , chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.

– Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.

Chú ý: Không nên dùng dài ngày. Thai sản bình thường không nên dùng nhiều.

2. Tăng cường sức khỏe và chữa các bệnh khác

– Tăng cường sức khỏe: Dùng nhiều lá ngải cứu tươi hoặc khô cho vào túi lọc rồi cho nước nóng chảy qua trước khi chảy vào bồn tắm. Làm theo cách này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, giúp máu
lưu thông mạnh hơn, làm dịu các cơ đang bị đau và các chỗ bị sưng hay viêm.

– Người Nhật thường có sẵn trong nhà một túi ngải cứu khô để dùng quanh năm. Uống trà ngải cứu giúp lưu thông mạch, giải rôm sẩy, giảm viêm sưng, nó cũng rất tốt cho các bà mẹ đang cho con bú và những người cần được bồi bổ. Cách pha trà: dùng một thìa lá ngải cứu khô băm nhỏ cho vào cốc nước mới sôi. Đậy kín, sau 3 – 5 phút có thể uống, thêm một chút đường sẽ dễ uống hơn.

– Chữa bệnh cảm do thời tiết thay đổi bất thường (nhức đầu, đau mình, sốt nóng, ho hen, tứ chi rã rời, …): Lấy chừng 10 – 20g gải cứu khô, một vài lát gừng, đâm dập, tất cả cho vào ấm, đổ chừng 2 chén nước, nấu sôi còn lại chừng một chén, đem uống nóng, rồi đắp chăn kín chờ ra mồ hôi rồi lau khô.

– Chữa bong gân: Đắp nước đá hoặc nước lạnh ở chỗ bị bong gân; để khớp bị bong gân nằm yên, kê cao lên; lấy một nắm lá ngải cứu khô (nhiều hay ít tùy vào vùng bị bong gân là rộng hay hẹp), tẩm r***, bó vào nơi tổn thương. Ngày thay 1 lần.

+ Giảm đau, cơn đau dịu dần và dứt hẳn vào ngày thứ 2-3.

+ Sưng nề và tụ máu dưới da rút đi nhanh chóng.

+ Hồi phục chức năng: Cử động chi sớm. Sau lần bó thứ 2 người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng vì Ngải Cứu làm mềm gân cơ, hạn chế hiện tượng xơ hóa tổ chức, cử động được nhanh chóng.

+ Rút ngắn thời gian điều trị do: Tanin (Ta nanh) có chất chống phù nề; Xineol làm giảm đau và làm mềm gân, chống quá trình xơ hóa; Thyon có tác dụng kích thích gân cơ, dây chằng giúp phục hồi cử động sớm.

– Chữa hen phế quản bằng cách đốt ngải cứu khô và hít khói. Các nghiên cứu cho thấy khói ngải cứu có tác dụng ức chế co thắt phế quản chuột lang đặt trong bình khí dung histamin và ức chế co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetylcholin. Tinh dầu ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu, trực khuẩn lao và một số chủng vi khuẩn khác. Phương pháp này được áp dụng ở Việt Nam, Trung Quốc và một số nước khác.
Sưu tầm(Bác Thư).

Tin Liên Quan