Bài thuốc nam hổ trợ chữa liệt nửa người sau tai biến

HẬU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Nhà thuốc  Bác Nguyễn Thư:  http://rongkinh.vn/

Doanh nhân tiêu biểu tỉnh Phú Yên.

Phòng mạch II: 18/68 Trần Phú – phường 2 – TP. Tuy Hoà – tỉnh Phú Yên (Cách bến xe liên tỉnh Phú Yên 200 m về phía Đông)

 

I/ Y học hiện đại: Ngày nay đã chứng minh được rất rõ ràng nguyên nhân của đột quỵ não. Bệnh gồm hai thể chính là chảy máu não(CMN)nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ-NMN).

*Chảy máu não (CMN) là do mạch máu bị vỡ ra, máu chảy vào nhu mô não, não thất hoặc khoang dưới nhện; bệnh thường do tăng huyết áp (50-70%), dị dạng thông động tĩnh mạch, phình mạch não, rối loạn đông máu.

*Nhồi máu não (NMN) là do lòng mạch bị bít tắc hoặc nghẽn, máu không được cấp đầy đủ cho vùng nhu mô não do mạch máu đó nuôi dưỡng; có thể do cục tắc ở tim trôi lên não, từ mảng vữa xơ mạch máu bung ra, co thắt mạch, viêm mạch máu não hoặc vữa xơ động mạch não gây huyết khối tại chỗ.

Cả CMN và NMN đều gây hậu quả chung là làm tổn thương một vùng nhu mô não quanh đó, mức độ tổn hại tế bào não phụ thuộc vào lưu lượng máu não và thời gian tổn thương. Nếu ổ tổn thương lớn, khi người bệnh qua được thường để lại một ổ tế bào não bị hoại tử, vùng đó sẽ mất chức năng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, xung quanh ổ hoại tử là vùng bán ảnh hưởng vùng này nếu được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ thu nhỏ được phạm vi nhu mô não bị hoại tử, giảm được di chứng của các triệu chứng thần kinh khu trú.

Liệt sau đột quị

Một số xét nghiệm cần thiết:

– Chụp cộng hưởng từ(MRI) hoặc chụp cắp lớp vi tính (SCAN) chẩn đoán chính xác tổn thương.

– Xét nghiệm máu: đường máu, mỡ máu, chức năng gan thận.

 – Điện tim đồ, siêu âm tim.

Biến chứng, nguy cơ khi bị tai biến mạch máu não
  – Loét do đè ép.

  – Co rút, co cứng, cốt hoá lạc chỗ.

  – Loãng xương, gãy xương.

  – Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch.

  – Rối loạn đại tiểu tiện.

Nguyên nhân của bệnh tai biến mạch máu não:

– Tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường.

– Bệnh lý ở tim: bệnh van tim, rối loạn nhịp tim.

– Dị dạng mạch não (thường người trẻ tuổi).

– Một số bệnh lý khác: đa hồng cầu, rối loạn đông máu v.v.

Cách tốt nhất hạn chế đột quỵ là mỗi người phải kiểm soát sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý (giảm chất béo, tăng rau xanh, trái cây), hạn chế rượu bia, thuốc lá; tích cực tập thể dục. Nếu có bệnh lý liên quan đến cao huyết áp hay đái tháo đường phải kiểm soát điều trị.

Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não:

Dựa vào hỏi tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và chụp cộng hưởng từ hoặc cắt lớp vi tính. Nếu tổn thương nửa não bên phải bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên trái, nều tổn thương nửa não bên trái bệnh nhân sẽ bị liệt nửa người bên phải.

Điều trị liệt do đột quỵ thế nào là tốt nhất:

Để chúng ta vận động chủ ý toàn vẹn được cần sự điều khiển của hệ thần kinh, sự toàn vẹn của hệ gân – cơ và xương – khớp. Do người bệnh đột quỵ não thường bị liệt chân tay nên các khớp ít vận động hoặc không thể vận động được, để một vài tuần sẽ dẫn tới teo cơ, khớp cứng, lúc đó vận động rất khó khăn, đau khớp và thậm chí không vận động được. Như vậy, để điều trị tốt nhất cho đột quỵ nói chung, liệt chân tay nói riêng cần phải đồng bộ như sau:

Thứ nhất: Điều trị phục hồi vùng tế bào não bị tổn thương bằng thuốc là quan trọng nhất. Hiện nay, các trung tâm đột quỵ, khoa đột quỵ và một số ít đơn vị đột qụy ở các tỉnh có đủ điều kiện để điều trị chuyên khoa. Công tác điều trị cần tiến hành càng sớm, càng chuyên sâu càng tốt. Điều trị đúng giúp phục hồi bệnh nhanh, dự phòng bệnh tái phát

Thứ hai: Phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, tùy theo mức độ bệnh mà có những phương pháp tác động phù hợp cho từng người bệnh. Mục đích phục hồi chức năng: Để phòng tránh các biến chứng sớm như loét điểm tỳ, viêm phổi – phế quản, viêm đường tiết niệu do nằm lâu một tư thế và các biến chứng muộn là tránh cứng khớp, biến dạng khớp, teo cơ, đau ở các khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu.

Thứ ba: Kết hợp châm cứu, bấm huyệt và xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, kích thích ngược hệ thần kinh góp phần phục hồi liệt. Lưu ý với trường hợp đã chuyển sang liệt cứng cần tác động phù hợp nếu không sẽ làm tăng tình trạng co cứng cơ.

Thứ tư: Công tác hộ lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tư tưởng người bệnh. Điều này cũng khá quan trọng, bởi vì người bệnh đột quỵ thường là nhiều tuổi, hay mắc bệnh kết hợp. Khi bệnh nặng như trên thì thể trạng rất hao mòn, suy kiệt, suy giảm sức đề kháng và như vậy khả năng dung nạp thuốc kém, quá trình phục hồi kém, dễ bị nhiễm khuẩn.

Đột quỵ não có quá trình phục hồi bệnh chậm và lâu dài, cần có sự kiên trì, tránh quá sốt ruột nóng vội, nghe theo các phương pháp điều trị không khoa học. Thường bệnh phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng ra thì phục hồi rất chậm.

BSCKI. Nguyễn Văn Tuấn 
(Khoa đột quỵ não – Viện Quân y 103)

*Những dấu hiệu nhận biết đột quỵ não:

Dấu hiệu giúp người thân nhận biết người bị đột quỵ não được gói gọn trong chữ “FAST” (viết tắt của chữ Face – Arm – Speech – Time).

Face (khuôn mặt): mặt bị lệch, méo miệng, liệt mặt.

Arm (tay): tay chân yếu, tê liệt.

Speech (lời nói): nói ngọng, nói lắp, nói không rõ.

Time (thời gian): khi gặp ba dấu hiệu trên cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đủ điều kiện cấp cứu và điều trị đột quỵ gần nhất.

Ngoài ra, đột quỵ còn có một số dấu hiệu như đột ngột mất thị lực, đau đầu dữ dội, chóng mặt, không thể thực hiện vận động theo ý muốn.

Khuyến cáo:

– Phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì trong điều trị đột quỵ não, “thời gian là não – time is brain”, nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.

– “Thời gian vàng” là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị, không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.

II/ YHCT: Dựa vào vùng bệnh và thể bệnh chia ra làm 4 loại.

1- Phong trúng kinh lạc (chỉ liệt 1/2 người, không có hôn mê)

2- Phong trúng tạng phủ (liệt kèm hôn mê)

3- Hôn mê kiểu co cứng là chứng Bế (thực chứng)

4- Hôn mê, liệt mềm, trụy mạch là chúng Thoát (hư chứng).

III/ Điều trị bại liệt sau đột quỵ:

Tai biến mạch máu não ở giai đoạn hôn mê, cần phải đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu.

Khi đã qua gia đoạn hôn mê, còn liệt nửa người gọi là di chứng trúng phong, nên điều trị bằng đông y.

1- Luận chứng chữa trịLà nguyên tắc cơ bản của đông y, là tiền đề và căn cứ quyết định chữa trị.

Chứng trạng: Thực tế trên lâm sàng thường gặp các thể bệnh. Xem qua tình trạng bại liệt, sau khi thử qua các bước cơ bản:

– Phản xạ thần kinh vận động.

– Phản xạ về ngôn ngữ.

– Phản xạ của đồng tử mắt.                

Bệnh nhân bị bại liệt sau đột quị có rất nhiều tình trạng khác nhau, tạm thời chia thành 3 tình trạng chính

  1.1/ Trường hợp thứ 1: Bệnh nhân bị liệt nửa người hoàn toàn, không có khả năng vận động, ít có cảm giác ở tay chân, trí nhớ không còn minh mẫn, ăn uống và sinh hoạt cá nhân không tự chủ được. Đây là trường hợp nếu muốn điều trị, cần phải có sự có mặt trực tiếp của chuyên viên điều trị, tình trạng này khó phục hồi, vì bệnh nhân đã suy giảm nhận thức, mất ý chí.

1.2/ Trường hợp thứ 2: Bệnh nhân vẫn có cảm giác đau ở tay chân, trí nhớ bị giảm sút nhưng ít, vẫn còn nhận thức, tuy không còn minh mẫn như trước nhưng vẫn tiếp nhận đầy đủ thông tin, ở tình trạng này nhiều bệnh nhân bị tổn hại khả năng phát âm, nên phản xạ nói chuyện, đối đáp chậm, và khó khăn, đặc biệt rất khó kiềm chế nuốt nước bọt, nên dớt dãi thường bị chảy. Ngón tay và ngón chân co quắp lại, khớp vai sệ xuống, khớp gối nhão ra, vô lực. Có nhiều khi tay bị liệt co rút vào trong thân, rất khó chịu và vất vả. Tình trạng này thì cần phải có hỗ trợ tích cực của người nhà, hoặc nhân viên chăm sóc. Xác suất phục hồi hoàn toàn 50 đến 70 %

1.3/ Trường hợp thứ 3: là thần kinh và nhận thức của người bệnh vẫn bình thường, minh mẫn. Duy chỉ có não bộ bị tổn thương phần điều khiển chức năng vận động của tay chân. Tình trạng này bệnh nhân vẫn còn nhạy cảm đau bình thường, nhưng tay chân không tuân theo sự điều khiển của não bộ, như vô lực (bất toại). Trường hợp này bệnh nhân có thể tự mình thực hiện liệu pháp mà không cần sự giúp đỡ của người khác, khả năng phục hồi đi lại, và hoạt động tay chân bình thường có thể đạt đến xác suất 90 đến 95 %.

2-Lý luận chữa trịLà thủ thuật và phương pháp chữa bệnh.

Phép chữa: chủ yếu là sử dụng những phương thuốc uống trong điều trị theo nguyên nhân cho Trường hợp thứ 2 & Trường hợp thứ 3. Có tác dụng chống tăng huyết áp, điều hoà đường máu, điều trị rối loạn mỡ máu,  điều hoà huyết não,… vv.

Đồng thời kết hợp VLTL tại nơi mình sinh sống một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả chuyển bệnh tốt nhất, hạn chế được tối đa di chứng và biến chứng, đưa lại cuộc sống tự chủ cho người bệnh đột quỵ não.

Bài thuốc Nam kinh nghiệm sau đây do Cụ tổ tôi đúc kết được trong quá trình điều trị lâm sàng qua nhiều đời( được truyền lại qua nhiều thế hệ), hiệu quả phải nói là đáng kinh ngạc với các thể bệnh theo “Luận chứng & Lý luận chữa trị

*Phương thang: Thành phần gồm 12 vị thuốc. Hổ trợ chữa liệt nửa người sau đột quỵ.

1- Cây Cù Đèn.

2- Dây Gấm.

3- Cỏ Mần Trầu.

4- Dây Cứt Quạ(Lá nhỏ).

5- Dây Đau Xương

6- Cây Chùm Rụm

7- Cây Sâng Gai (Xuyên tiêu)

8- Cây Cỏ Xước

9- Cây Mắc cỡ đỏ.

10- Cây lá lốt

11- Cây tầm gửi

12- Cây Dứa.

Chú ýTuyệt đối Không được thay thế bất kỳ vị thuốc nào trong bài thuốc trênCác vị thuốc được làm sạch , phơi khô và cắt phương thang theo tỉ lệ nhất định, sau đó cho nước vào ngập thuốc đun đến sôi và riu riu lửa trong vòng 25-30 phút nữa, cho bệnh nhân uống như nước chè thay nước lọc, thường bệnh lui ngay trong 10 ngày đầu, khỏi trong khoảng một tháng đến 40 ngày. Có người lâu nhất cũng chỉ điều trị trong 60 ngày. Bệnh nhân điều trị sẽ khỏi bệnh vĩnh viễn, tiệt căn và không tái phát.

Theo sổ sách Cụ tổ để lại. Bài thuốc xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, lần mò và điều chỉnh qua nhiều bệnh nhân để đi đến phối ngũ lập phương theo công thức như trên, về mặt biện chứng có thể chưa được chặt chẽ, nhưng hiệu quả đem lại thật tuyệt vời.
Tôi viết bài này Xin chia sẻ với các Đồng nghiệp về bài thuốc gia truyền đặt trị HẬU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO do cụ tổ để lại cho con cháu(truyền từ nhiều đời): Nhiều khi hướng tư duy ra khỏi lý thuyết, nhưng tự mình thừa kế chính hiểu biết của mình đem lại thành công ngoài mong đợi!

Chú ý: Phương thuốc trên, quí vị tự tìm đủ các vị thuốc và cho người bệnh dùng lâu dài nhé.

Do thời gian dùng thuốc lâu dài để kiểm soát áp huyết và đường huyết,..là nguyên nhân chính gây ra đột quỵ. Nên kể từ năm 2012 trở về sau, nhà thuốc không nhận chữa đột quị sau tai biến. Vì vậy bài thuốc này Tôi xin chia sẻ cho đồng nghiệp am hiểu về cây thuốc, tự tìm thuốc, gia giảm,…để giúp đỡ bệnh tật cho người nhà.

……………………………………………………………………………………….

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG (THUỐC UỐNG TRONG)

Nhà thuốc II: 18/68 Trần Phú – F2- TP. Tuy Hoà – Phú Yên (Đ-N)

*Cách dùng & thời gian điều trị:  Các vị thuốc hái từ thảo dược trên đất nước Việt Nam của mình, được bào chế–> băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ (Khử độc tính trong vị thuốc) & dùng mỗi đợt 10 thang thuốc hãm nước uống liên tục.

—> Cây Thuốc được phơi khô, băm nhỏ, sao vàng, không độc hại, có vị thơm dễ chịu. Không có chất bảo quản.

—> Đây là thuốc Nam. Hoàn toàn Không gây tác dụng phụ.

—> Mỗi ngày hãm nước dùng một thang. Thuốc rất đễ uống , dùng thay nước lọc.

Nếu có dùng thuốc tây để trị bệnh khác thì dùng hai loại thuốc phải cách nhau từ 1-1,5 giờ .

CÁCH HÃM THUỐC (Không sắc như thuốc Bắc)

Đổ thang thuốc vào nồi nhôm hoặc nồi Inox đều được, cho nước vào thiếp thuốc , chừng 1,2-1,6 lít (Nước ngập thuốc chừng 2 mắc tay). Đun đến sôi , sau đó riu riu nhỏ lửa thêm 25 – 30 phút nữa, còn lại 1 -1.2lít là được; gạn lấy nước – Để nguội còn âm ấm chia làm 4-5-6-… lần uống trong ngày sau các bữa ăn sáng ,trưa , chiều,  tối & trước khi đi ngủ (uống thay nước lọc). Mỗi ngày chỉ dùng một thang, nếu quá 12h còn thuốc cho vào tủ lạnh bảo quản, hôm sau khi dùng nhớ phải đun nóng. (có thể hãm nước hai mà dùng).

Chú ý: Thuốc nguội để quá 12 giờ , khi dùng thì phải đun nóng rồi dùng  thì mới hiệu nghiệm.

Kiêng kịTrong thời gian dùng thuốc không ăn Cam, Bưởi ; Không ăn các thức ăn làm mất tác dụng của thuốc: Măng tre, đậu đen, đậu xanh, đường, sữa trong khi dùng thuốc.

Đợt I– Mười thang đầu tiên: Bệnh đã thuyên giảm.

Đợt II– Sau khi dùng xong đợt 1 , tùy vào tình hình cụ thể thì bệnh nhân phản hồi đến nhà thuốc. Mà lấy thêm thuốc để trị cho dứt hẳn .

*Nhận biết: Dấu hiệu bệnh bắt đầu thuyên giảm 25-30% khi dùng xong đợt 1; đây là dấu hiệu rất tốt và dứt hẳn ở các thang tiếp theo.

Sau đó tuỳ tình hình tiến triển của bệnh, liên hệ về nhà thuốc báo các triệu chứng tồn tại . Để cắt thêm thuốc chữa trị cho dứt hẳn bệnh (Thuốc sau khi đun sôi, còn nóng có thể cho vào chai trà O độ, mang đi làm và dung thay nước lọc cả ngày).

Chú ýKhi dùng thuốc, một số người Cơ địa hàn hay bị tiêu chảy. Cách Khắc phục như sau: Cho vào 3-5 lát Gừng sống- đun nấu chung với thuốc./.

 Ghi chúXin giữ lại hướng dẫn này, ắt còn dùng lại.

………………………………………

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1- HẬU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO: CHÂM CỨU CÓ LÀM HỒI PHỤC TÌNH TRẠNG LIỆT, NÓI KHÓ, NÓI KHÔNG RÕ, TÊ MỎI BÊN TAY CHÂN BỊ LIỆT KHÔNG?

Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp những bệnh nhân đã bị tai biến mạch máu não ( bị tắc mạch hoặc bị vở mạch máu trong não ) do cao huyết áp đến khám bệnh.

Những bệnh nhân đến để được điều trị tiêu chảy , viêm phế quản, đau cơ, nhức khớp… Bệnh nhân đang bị liệt nửa người, miệng méo, phát âm không rõ. Những bệnh nhân này đến không phải để được điều trị cao huyết áp tiếp tục! Mặc dù huyết áp của bệnh nhân rất cao, 160/90mmHg có người đến 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa. Nhưng bệnh nhân và người nhà chỉ muốn chữa những căn bệnh tiêu chảy, viêm phế quản.. chứ không quan tâm gì đến bệnh tăng huyết áp.

Tôi hỏi: người nhà có cho Bác uống thuốc điều trị tăng huyết áp không. Không, Ba tôi khỏe lắm, mỗi ngày đều có đi châm cứu. Người nhà cứ tưởng rằng bệnh nhân tăng huyết áp khi bị tai biến chỉ bị một lần thôi, và lần bị tai biến vừa rồi nhờ vào châm cứu bệnh mới được ổn định

Thưa các bạn, người bị tai biến mạch máu não có thể bị một trong hai loại: đó là tắc mạch máu não ( nhồi máu não ) và vỡ mạch máu não ( Xuất huyết não ). Tắc mạch máu có thể do mảng xơ vửa trong lòng mạch, cộng thêm tình trạng co thắt mạch máu não. Trong trường hợp tắc mạch, người bệnh có thể bị liệt tạm thời và có thể hồi phục khi chỗ tắc được lưu thông.

Còn vở mạch máu não là do áp lực trong lòng mạch máu tăng lên và thành mạch máu không chịu đựng nỗi ( như cái bong bóng của trẻ con bị vở ra do chứa quá nhiều hơi vậy ) bị vở và máu tràn vào não

Não giống như một bộ chỉ huy. Hư một phần nào của bộ chỉ huy thì sẽ ảnh hưởng đến một phần cơ thể có liên hệ. Thí dụ khi vở mạch máu não ở bán cầu đại não trái, máu sẽ tràn vào bán cầu não trái và gây liệt nửa người bên phải…

Xin các bạn chú ý: Như vậy, liệt tay chân do tai biến mạch máu não là do tổn thương ( tắc mạch máu hoặc vở mạch máu ) trong não chứ không phải là bị tổn thương cơ bắp hoặc thần kinh ngoại vi. Do đó xoa bóp, day ấn huyệt, châm cứu không có tác dụng.

Sự hồi phục chỉ có thể xảy ra khi yếu tay, chân, nửa người… trong trường hợp tắc mạch. Sự hồi phục này có thể theo thời gian và cũng không cần can thiệp, chỉ cần giữ huyết áp bình ổn, và cần giải quyết các bệnh liên quan như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Còn trường hợp liệt nửa người do vở các mạch máu não ( xuất huyết não ) thì khó lòng hồi phục dù có được tích cực điều trị huống hồ gì là chỉ châm cứu!

Rốt cuộc là gì? Khi có người nhà đã bị tai biến mạch máu não, xin các bạn chú ý thường xuyên đưa bệnh nhân đến khám bệnh, đo huyết áp, xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để hướng dẩn, thuốc men, chế độ sinh hoạt để phòng ngừa tai biến mạch máu não có thể xảy ra tiếp tục.

Đó là điều tiên quyết, quan trọng nhất, còn việc sau tai biến mà chỉ đi tập vật lý trị liệu, châm cứu, day bấm huyệt và không đi khám bệnh, không uống thuốc trị cao huyết áp thì rất nguy hiểm phải không?

2-Tai biến mạch máu não là gì ?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) là tình trạng não bị tổn thương khi mất đột ngột lưu lượng máu tới não do tắc mạch (nhồi máu não) hoặc vỡ mạch (xuất huyết não), biến bệnh nhân trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nghiêm trọng hơn, tai biến mạch máu não có thể tử vong.

3-Các di chứng của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não làm giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não dẫn đến các di chứng thường gặp như sau

Hôn mê, rối loạn trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ.

Liệt nửa người, nếu nặng người không tự đi lại được: liệt nhẹ dẫn đến người bệnh đi lại khó khăn, khi đi hay bị rớt dép.

Liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc, thức ăn rớt vào đường hô hấp gây nghẹt thở có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng không điều khiển được.

4-Phòng ngừa tai biến mạch máu não và tai biến tái phát

Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Điều đáng lưu ý là hiện nay, đối tượng bị Tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hoá khoảng 30-40 tuổi. Rất nhiều người tử vong ngay ở lần đầu tiên bị tai biến mạch máu não. Do tai biến mạch máu não khởi phát từ các bệnh mạch máu, để phòng ngừa tai biến chúng ta nên thực hiện các việc sau đây:

Có lối sống lành mạnh, điều chỉnh công việc và nghỉ ngơi hợp lý tránh căng thẳng áp lực, tập thể dục thể thao thường xuyên làm giảm nguy cơ giảm nguy cơ bị vữa xơ động mạch nói chung và tai biến mạch máu não nói riêng.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý giàu vitamin, khoáng chất, bổ sung nhiều rau quả, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày và hạn chế ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều chất béo, calo.

Nếu bạn là người nghiện hút thuốc lá, bạn nên ngừng hút thuốc ngay lập tức vì thuốc lá là nguy cơ chính của bệnh mạch máu có thể dẫn đến tai biến mạch máu não.

Bệnh huyết áp cao, đông máu, rối loạn Lipid máu, bệnh tim hay tiểu đường là những nguy cơ chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Thay đổi lối sống hay dùng thuốc điều trị các bệnh này theo chỉ định của bác sĩ có thể góp phần làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch máu não.

5-Điều trị cấp cứu cho người bệnh tai biến mạch máu não

Người bệnh cần được nằm và theo dõi tại bệnh viện, các thuốc thường được dùng cho người bệnh là thuốc tăng cường tuần hoàn não (cerebrolysin, gliatilin, citicholin…), thuốc làm thức tỉnh tế bào não (nootropyl, ginko biloba…)

Ngay sau khi xảy ra tai biến, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa loét do đè ép, nhiễm trùng ở phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Một số trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: xuất huyết não-màng não, máu tụ hộp sọ…Chỉ định phẫu thuật do thầy thuốc phẫu thuật thần kinh đưa ra. Can thiệp phẫu thuật để mở hộp sọ lấy máu tụ, đặt cầu nối động mạch khi có động mạch bị tắt hoặc kẹp đoạn mạch bị vỡ…

6-Phục hồi chức năng cho người bệnh tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng nên thực hiện càng sớm càng tốt, thường sau khi ổn định tổn thương ở não, tình trạng tinh thần và huyết áp. Kết hợp các chuyên khoa cùng điều trị: nội khoa, phục hồi chức năng, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu… Đây là một quá trình lâu dài cần có sự kiên trì, tránh quá nóng vội điều trị theo các phương pháp không khoa học.

Về tâm lý, bệnh nhân tai biến thường có tâm lý không ổn định, chán nản, buồn bã, buông xuôi hay cảm thấy bất lực với bản thân. Do vậy ngoài phương pháp tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cơ thể, điều quan trọng nhất là người bệnh cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên tư tưởng kịp thời.

……………………………………………

Nhật ký chữa khỏi bệnh sau một tuần dùng thuốc:

Nhật Ký Rong Kinh- Rong huyết

Tin Liên Quan