Lepidium Meyenii – Thảo dược dành cho quý bà ngày 10/01/2013
1. Maca Có tên khoa học là Lepidium Meyenii là gì?
Lepidium Meyenii là thảo dược có thân thảo cao từ 10 đến 20 cm. Lá cây đa hình, mọc đan xen vào nhau như một tấm thảm tròn gần mặt đất. Cây có hoa mọc thành cụm nhỏ ở trung tâm, hoặc hoa đơn ở nách lá.
Phần quý giá nhất của Lepidium Meyenii là rễ củ phình đại bên dưới mặt đất, có đường kính từ 3 đến 5 cm. Củ có nhiều màu sắc, nhưng phần lớn màu trắng ngà hoặc màu vàng. Đây là bộ phận giúp cây bám lấy mặt đất, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng để lưu trữ, giúp cây tồn tại ngay trong những thời tiết khắc nghiệt nhất. Khả năng trích xuất chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh của rễ cây rất cao.
Chính nhờ vậy, Lepidium Meyenii có thể sinh trưởng trên những vùng đất khô cằn của dãy Andes hùng vĩ – Nam Mỹ, nơi mà hầu như không có loại cây nào tồn tại được. Ở độ cao trên 4000 mét, điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng và nhiều đá sỏi, gió mạnh, ánh nắng mặt trời gay gắt nhưng lại lạnh hơn cả nhiệt độ đóng băng, Lepidium Meyenii vẫn phát triển tốt và tích lũy trong rễ củ của mình những tinh túy quý giá của thiên nhiên.
Sau khi thu hoạch, Lepidium Meyenii có thể sử dụng ngay hoặc được phơi sấy khô để lưu trữ dài ngày. Nước ép của phần củ có mùi thơm nhẹ, vị ngọt dịu, có thể dùng hằng ngày như một loại sinh tố. Củ Lepidium Meyenii có thể chế biến cùng với các thực phẩm khác như trứng, sữa, bột vv… thành các món ăn đa dạng.
2. Lịch sử của Lepidium Meyenii
Lepidium Meyenii được sử dụng phổ biến trong thời gian gần đây nhờ tác dụng điều hòa hoạt động hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng một cách tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh, duy trì sắc đẹp và tăng cường sinh lý. Tuy vậy, những bằng chứng khảo cổ học đã cho thấy loại thảo dược này đã được người Inca cổ đại sử dụng từ 2000 năm trước. Họ xem đây là loại dược phẩm thiêng liêng, giúp tăng cường sức khỏe tình dục và mang đến nguồn sinh lực thần thánh. Lepidium Meyenii được sử dụng chủ yếu cho hoàng tộc Inca, rồi mới đến các chiến binh, người dân. Khi xâm lược Nam Mỹ, người Tây Ban Nha bắt đầu biết đến công dụng của Lepidium Meyenii và cũng bắt đầu sử dụng loại thảo dược này. Tuy vậy, Lepidium Meyenii chỉ được mô tả lần đầu tiên vào năm 1843 bởi nhà thực vật học người Đức Wilhelm Walpers Gerhard khi ông thực hiện một số nghiên cứu ở vùng cao nguyên Puno. Năm 1945, tiến sĩ August Weberbauer cũng mô tả một số loại cây Lepidium Meyenii sinh trưởng ở độ cao hơn 4000 mét so với mực nước biển, nhưng ông gọi đây “cây Puna”. Một số nghiên cứu về thảo dược của ông hiện vẫn được lưu trữ ở viện bảo tàng thực vật học ở Chicago. Khả năng tăng cường sinh sản của Lepidium Meyenii được hỗ trợ lâm sàng vào năm 1961, trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Gloria Chacon – một nhà sinh học nổi tiếng. Đến năm 1989, Tiến sĩ Gloria Chacon cũng đã công bố thêm mọt nghiên cứu khác, trong đó cô đặt tên cho loài thảo dược này là “Lepidium Peruvianum Chacon sp.”, thêm một tên khoa học mới cho Lepidium Meyenii. Sau đó, hàng loạt các nghiên cứu khoa học khác cũng đã được tiến hành và khẳng định các tác dụng cũng như tính an toàn của loài thảo dược có lịch sử hơn 2000 năm qua này. Đặc biệt, công dụng đối với sức khỏe tình dục của Lepidium Meyenii ngày càng được chú trọng nghiên cứu, và đã chứng minh hiệu quả của nó. Hiện nay, Lepidium Meyenii được sử dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, như một biện pháp duy trì hoạt động hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng một cách tự nhiên, giúp tăng cường sinh lực, sắc đẹp và chức năng sinh lý. Lepidium Meyenii có thể sử dụng một mình, hoặc kết hợp cùng các thảo dược khác để tăng hiệu quả mà không có tương kỵ.
Tính hiệu quả của Lepidium Meyenni trong việc cải thiện các rối loạn tình dục theo thang điểm ASEX và MGH-SFQ
Nghiên cứu năm 2006 tại Bệnh viện Massachusetts – Thành phố Boston – Hoa Kỳ 3. Thành phần của Lepidium Meyenii Vitamin: Lepidium Meyenii chứa nhiều Vitamin B1, B2 and B12 góp phần giúp sản xuất năng lượng, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp làn da khỏe mạnh và sức khỏe cơ bắp, Vitamin C giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch. Chất khoáng: Lepidium Meyenii chứa 31 loại chất khoáng khác nhau như canxi, sắt, ma giê, phốt pho, kali, kẽm vv… hỗ trợ cho cấu trúc tế bào và các chức năng sinh lý của cơ thể.
Carbohydrates:
Lepidium cũng giàu carbonhydrates – nguồn gốc chính của năng lượng tự nhiên. Kết hợp cùng nhóm Alkaloids và các chất dinh dưỡng khác, Lepidium Meyenii mang đến một nguồn năng lượng lâu dài.
Fatty Acids:
Lepidium Meyenii chứa nhiều axit béo cần thiết cho sự hình thành của màng tế bào, và sự phát triển, hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh. Đây cũng là nguồn cung cấp các sterol cho tác động tương tự như các nội tiết tố trong cơ thể nữ giới như testosterone, estrogen và progresterone. Proteins:
Trung bình trong 100gr Lepidium Meyenii chứa 11 gr protein có hoạt tính sinh học (“bio-available” protein). Đây là thành phần quan trọng, cần thiết cho sự phát triển, hoàn thiện và thay thế tế bào.
Glucosinolates:
Lepidium Meyenii chứa nhóm glucosinolates, có tác động lên chức năng sinh sản, kích thích tình dục và thay đổi quá trình chuyển hóa estrogen theo hướng có lợi. Các nghiên cứu còn khẳng định nhóm glucosinolates còn có tác dụng mạnh trong điều trị ung thư, tác động lên hệ enzyme, ngăn ngừa sự đột biến gen. Saponins:
Saponin vốn là thành phần quan trọng trong các loại sâm, nhân sâm. Saponin chứa trong Lepidium Meyenii cho tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, kháng viêm và giải độc máu.
Phytosterols:
Lepidium Meyenii chứa các phytosterol, vốn được xem như chất làm giảm cholesterol một cách tự nhiên. Do đó, thảo dược này rất hữu ích đối với người có vấn đề về tim mạch, chống đột quỵ.
Alkaloids:
4 loại alkaloid chứa trong Lepidium Meyenii cho tác dụng kích hoạt não điều tiết hormone, giúp chuyển hóa canxi và phốt pho trong máu.
4. Công dụng của Lepidium Meyenii
Lepidium Meyenii được sử dụng khá phổ biến nhờ tác dụng tăng cường sinh lực, giúp cơ thể khỏe mạnh lâu dài, thay vì chỉ mang đến hiệu quả nhất thời như các hoạt chất khác (caffeine…). Đồng thời, Lepidium Meyenii còn hỗ trợ vấn đề sinh lý, giúp phụ nữ có được đời sống tình dục viên mãn, làm giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy Lepidium Meyenii giúp tạo sự cân bằng có lợi cho các hormone quan trọng ở nữ giới. Ngoài ra, Lepidium Meyenii còn có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương làm tăng nồng độ serotonin và dopamine trên vỏ não, là những hormone tham gia vào quá trình tình dục. Nhờ đó, Lepidium Meyenii giúp phụ nữ cải thiện các triệu chứng giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt khoái cảm. Sự duy trì hoạt động hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng cũng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu thời kì tiền mãn kinh – mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt, mất ngủ, trầm cảm và đau nhức cơ xương khớp, hỗ trợ giảm cholesterol và ổn định huyết áp. Phụ nữ sử dụng Lepidium Meyenii còn được tăng cường sinh lực, sức bền, sự tỉnh táo và chống lão hóa. 5. Tác dụng dược lý của Lepidium Meyenii Tác dụng chống trầm cảm Một thử nghiệm lâm sàng đánh giá khả năng vận động bằng cách dùng dịch chiết của Lepidium Meyenii trong 21 ngày và so sánh với nhóm chứng (không dùng thuốc). Kết quả cho thấy nhóm dùng Lepidium Meyenii năng động hơn. Tác dụng chống oxy hóa: TheoSandoval M. và cs, dịch chiết nước của Lepidium Meyenii có tác dụng loại bỏ các gốc tự do và bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân oxy hóa do stress. Tác dụng chống stress: Nghiên cứu của Lopez-Fando A. và cs, 2004 chứng minh được dịch chiết methanol của Lepidium Meyenii làm giảm hoặc loại bỏ được các tác nhân gây stress như stress do khối u, làm tăng nồng độ corticosterone, giảm glucose và tăng khối lượng tuyến thượng thận. Lepidium Meyenii làm giảm lượng acid béo tự do trong máu, các acid béo tự do này được sản sinh ra trong thời kỳ bị stress. Kết quả này cũng được ghi nhận trong thử nghiệm vận động cưỡng bức. Tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương: Dịch chiết methanol của Lepidium Meyenii có chứa thành phần carboline, (1R, 3S)-1-Methyltetrahydro-beta-carboline, 3-carboxylic acid có tác động kích thích hệ thần kinh trung ương. Tác dụng tăng cường sinh lực: Dịch chiết nước của lepidium Meyenii có tác dụng hồi phục lại các cơ bị mệt mỏi trở nên mạnh mẽ hơn. Tác dụng bảo vệ gan: Dịch chiết methanol và dịch chiết nước của Lepidium Meyenii không chứa hoạt chất gây độc cho gan trên in vitro, ngược lại, nó còn có tác dụng bảo vệ tế bào. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch: Thử nghiệm dùng Lepidium Meyenii kéo dài 15 tuần cho thấy có dấu hiệu gia tăng số lượng bạch cầu nhưng không quan sát được sự khác biệt về nồng độ hemoglobin. Tác dụng trên đau khớp xương: Thử nghiệm dịch chiết Lepidium Meyenii trên in vitro cho thấy, tác dụng bảo vệ sụn kết hợp ngăn chặn quá trình dị hóa, thúc đẩy quá trình đồng hóa của Lepidium Meyenii hứa hẹn hiệu quả tốt trong điều trị đau xương khớp. Tác dụng bổ sung dinh dưỡng: Lepidium Meyenii có tác dụng cải thiện tỷ lệ tăng trưởng và khả năng sinh tồn trên loài cá hồi trưởng thành và còn non. Tác dụng trên phụ nữ mãn kinh: Lepidium Meyenii không ảnh hưởng trên nồng độ estradiol, FSH, LH và SHBG so với nhóm chứng (p>0.05) nhưng có tác dụng làm giảm các triệu chứng tâm thần như lo âu, trầm cảm và rối loạn tình dục (p<0.05). Tác dụng này không ảnh hưởng đến nồng độ estrogen và hoạt tính androgenic. Lepidium Meyenii còn giúp cải thiện ham muốn tình dục (libido) ở phụ nữ. Dịch chiết Lepidium Meyenii có tác dụng làm giảm VLDL (Very Low Desity Lipid), LDL (Low Density Lipid), cholesterol toàn phần và Triglyceride, cải thiện dung nạp glucose và làm giảm lượng glucose/máu dưới ngưỡng (AUC – Area under the Curve). Lepidium Meyenii hứa hẹn là dược liệu có những ảnh hưởng tốt và được sử dụng để dự phòng các bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, tiểu đường. Lepidium Meyenii – Thảo dược quý của sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ!
Thảo dược “mạnh” hơn cả ViagraĐất nước Nam Mĩ Peru là nơi sinh sống của vô vàn những loại thảo dược đặc dụng, mà một trong những loại cây nổi tiếng nhất chính là maca. Với người dân Peru, maca vừa là một thứ “linh thảo” nhưng đồng thời cũng vô cùng gần gũi với tư cách là đồ ăn thức uống hàng ngày. “Bí kíp” của các chiến binh Inca Trông bề ngoài, maca rất giống một củ hành mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Maca mọc rất nhiều ở vùng ở vùng khí hậu ẩm ướt trên dãy núi Andes hùng vĩ ở độ cao khoảng 4.000 đến 5.000 mét so với mức nước biển và gắn liền với cuộc sống của cư dân bản địa ở đây từ rất lâu đời. Hiện nay, người ta đã tìm thấy một số các bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng cách đây chừng 2.000 năm, người bản địa Inca ở vùng cao nguyên Junin đã bắt đầu sử dụng maca. Họ dùng maca để làm lương thực và thuốc chữa bệnh. Họ thấy rằng maca giúp con người nâng cao thể trạng, sức bền, năng lượng, khả năng tình dục và sinh sản. Do vậy, maca luôn được người Inca tôn thờ. Và tiếng tăm của nó thì ít nhất cũng bắt đầu nổi như cồn cách đây hơn 5 thế kỉ. Trong suốt thời kì hưng thịnh của đế chế Inca, các chiến binh Inca thường xuyên sử dụng maca trước khi bước vào trận quyết chiến. Có được maca, họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, quả cảm hơn rất nhiều và dễ dàng hạ được nhiều thành trì của đối phương. Nhưng sau khi chinh phục thành trì, một điều lạ là các chiến binh này bị cấm tuyệt đối dùng maca. Lí do là vì nếu có chút men của maca, các chiến binh sẽ khó lòng “kiềm chế” nổi mình trước hàng ngàn các thiếu nữ xinh đẹp đã nằm hoàn toàn trong tay mình nơi thành trì đó. Cho nên, để “bảo toàn lực lượng”, không một chỉ huy nào cho phép binh sĩ dưới quyền được sử dụng maca ngoài mục đích chiến đấu. Sau này, khi thực dân Tây Ban Nha chiếm đóng lãnh thổ Peru, người dân ở đây cũng thường đem maca đến cống nộp thay cho thuế. Chuột, bò, lợn cũng “mạnh hơn” sau khi ăn maca Maca được đặt tên khoa học là Lepidium meyenii.
Đây là một loại cây có rễ giống như một củ cải, thân ngắn và nằm dọc theo mặt đất, chỉ có mỗi chóp đầu cong lên. Đặc tính sinh trưởng, kích cỡ và tỉ lệ của maca khá tương đồng với củ cải. Trong các nghiên cứu khoa học gần đây, người ta phát hiện ra rằng maca có thành phần bao gồm các chất như sterols, uridine, acid malic, macamide, glucosinolate… Rất nhiều các hợp chất có trong maca tác động tích cực đến hệ thần kinh trung ương, làm kích thích tăng lượng hormon. Rễ của cây maca thường được sấy khô và bảo quản lâu ngày (có thể lên đến 7 năm). Khả năng thần diệu của loại thảo dược xứ Peru này đã thu hút rất nhiều các chuyên gia về dược học của phương Tây tìm hiểu, nhất là ở phương diện tình dục học. Năm 1961, một nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy maca nâng cao khả năng sinh sản của chuột. Trong các dịp lễ hội thường niên để tôn vinh maca tại Junin, người ta thấy bày la liệt các sản phẩm từ loại thực vật này. Người Peru làm bánh quy, bánh bao, cháo, khoai tây ra và các đồ uống xay hoà cùng với maca.
Tất cả đều có một hương vị rất dễ chịu. Maca đã đi vào cuộc sống của người dân nơi đây. Chuột cái và chuột đực muốn “gặp nhau” thường xuyên hơn sau 2, 3 tuần ăn maca. Những thử nghiệm tương tự với lợn ghinê, bò đều cho kết quả tương tự. Thế mà tại Peru, nhất là ở vùng Andes, maca mọc nhiều và phổ biến đến độ người dân ở đây sử dụng nó như một thứ thức ăn hàng ngày của cả người lẫn gia súc. Họ phơi maca khắp sân nhà, tích trữ trong kho để ăn dần.
|
||||||