Chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ

NHIỆT TRĨ THANG : Đặc trị bệnh trĩ 

Kinh nghiệm chữa trị bệnh:

Nhà thuốc nam Bác Thư rút ra được kinh nghiệm chữa trị từ đúc kết lâm sàng chính bản thân mình: Bài thuốc dân gian chữa bệnh theo thời thế. Không phải bài thuốc gia truyền nào cũng áp dụng cho ngày nay đều đúng, mà phải biết cách tư duy sáng tạo thêm, đó là vì sự thay đổi của môi trường, về chất lượng cuộc sống & sức đề kháng của con người, nên cần điều chỉnh thành phần từng vị thuốc, số lượng & liều lượng,… cho phù hợp.

Kể từ năm 2006 trang http://rongkinh.vn/ ra đời, có nhiều trang website chữa bệnh khác trên intenet đã copy lại hầu hết các bài thuốc chia sẻ của nhà thuốc nam Bác Thư. Trong số đó có người đặt mua thuốc online tại nhà thuốc, sau đó đem phân lượng thành phần từng vị thuốc và họ đã “dập khuôn” bài thuốc của chúng tôi để buôn bán thương mại. Vì vậy mà người bệnh gánh chịu hậu quả dùng thuốc lâu khỏi không tiệt căn, hiệu quả mang lại chưa cao.

Tóm lại: Kế thừa bài thuốc nam “Gia truyền”, nhưng cần phải sáng tạo, điều chỉnh số lượng, liều lượng & thành phần từng vị thuốc phù hợp với MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ) của từng bệnh nhân, đó là phương châm sống còn của nhà thuốc chúng tôi. Vì lẽ đó mà nhà thuốc nam Bác Thư không bào chế ra loại thuốc tán bột, thuốc hoàn viên, thuốc nước cô đặc, cao đơn hoàn tán,…để đánh lừa người bệnh. Mà chỉ duy nhất là thuốc thang, gồm các vị thuốc được chế biến đúng qui định và được phối ngũ cẩn thận đúng người đúng bệnh nhằm đạt hiệu quả cao nhất với các thể bệnh theo “Luận chứng & Lý luận chữa trị”.

 

Bệnh trĩ có hai dạng trĩ cơ bản là trĩ nộitrĩ ngoại.

Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức thì sinh ra trĩ. Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng… có thể thấy bệnh trĩ kèm theo. Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trĩ nội và trĩ ngoại được gọi là trĩ hỗn hợp.

*Trĩ ngoại: xuất hiện ở bên ngoài vùng trực tràng dễ nhận biết hơn so với trĩ nội. Trĩ ngoại thường gây ra nhiều đau đớn nhất và bị kích thích nhiều khi gặp khó khăn khi đi vệ sinh, cũng như khi tiếp xúc với quần lót và các tác động khác bên ngoài. Trĩ ngoại thường sưng lên và có thể trở nên rất ngứa, đây cũng là một triệu chứng rất phổ biến của trĩ ngoại.

*Trĩ nội: xảy ra bên trong hậu môn. Loại trĩ này thường gây ít đau đớn. Thông thường một người thậm chí sẽ không biết rằng họ bị trĩ nội do không có cảm giác thực sự khó chịu.

Tuy nhiên, nếu các búi trĩ nội bị vỡ thì có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn, đó là sa trĩ. Sa trĩ xảy ra khi các búi trĩ nội sưng lên và cuối cùng nhô ra ngoài hậu môn. Cơ vòng móc xuống và ngăn không cho búi trĩ quay trở lại bên trong. Nếu quá trình cung cấp máu bị giảm xuống, các búi trĩ sa có thể thành các búi trĩ bị kẹp, khiến cho bệnh nhân bị đau đớn và khó chịu vô cùng.

Triệu chứng chính của bệnh trĩ: là chảy máu và sa búi trĩ.

– Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.

– Hiện tượng sa búi trĩ  thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu búi trĩ sa ra ngoài trong quá trình đi đại tiện rồi tự co lên được nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài không tự co lên được và phải dùng tay đẩy lên. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ đó to lên dần và thường xuyên nằm ở ngoài hậu môn.

– Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn.

I/ Bệnh trĩ và các triệu chứng thời kỳ đầu:

1. Đại tiện ra máu: Không đau, khi đi đại tiện thấy có kèm theo ít máu, máu chảy thành từng giọt hay thành từng tia là triệu chứng thường gặp thời kỳ đầu của trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

2. Đau buốt: Thời kỳ đầu của bệnh trĩ nội thường không đau buốt, có lúc chỉ cảm thấy căng tức hậu môn hoặc đi đại tiện khó khăn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch, nứt hậu môn…. khiến bệnh nhân  khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải can thiệp của bác sĩ.
3. Ngứa:
Do kích thích của các búi trĩ sa xuống hay dịch tiết ra, làm cho hậu môn ẩm ướt không sạch sẽ, gây Viêm da- Eczema(chàm kẽ) và ngứa kinh khủng.

4. Thời kỳ phát bệnh: Trong thời kỳ đầu có những triệu chứng không rõ ràng, không đau, nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy… sẽ bị nặng thêm. Trong thời kỳ này có các dấu hiệu như: sưng tấy, lồi ra ngoài, nóng rát, đau .

II/ Đặc điểm của bệnh trĩ:

1- Trĩ nội:
– Xuất phát ở bên trên đường lược.

– Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.

– Không có thần kinh cảm giác.

– Diễn tiến và biến chứng: Chảy máu, sa trĩ dễ dẫn đến nghẹt gây viêm da(Chàm)quanh hậu môn.

– Tuỳ theo mức độ trĩ nội được phân thành bốn mức:

Độ 1:  Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là chảy máu.

Độ 2: Khi đi cầu xuất hiện Búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên.

Độ 3: Khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được.

Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài  dùng tay đẩy lên cũng không co lên được dễ dẫn đến bị thắt nghẹt gây hoại tử.
Tác hại bênh trĩ nội:

– Trĩ nội thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, do cơ vòng hậu môn bị giãn, các búi trĩ dễ bị sa ra ngoài,kích thích đại tràng tiết ra lượng dịch nhầy lớn, dịch nhậy sẽ chảy ra ngoài hậu môn làm cho hậu môn ẩm ướt gây viêm da (chàm) và ngưa ngáy khó chịu.

– Do lo sợ bị đại tiện ra máu nên không dám đi đại tiện, nhịn đi đại tiện dẫn tới táo bón.Thường xuyên ra máu trong thời gian dài có thể dẫn tới thiếu máu.
2- Trĩ ngoại:

– Búi trĩ  xuất phát bên dưới đường lược.

– Bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng.

– Có các dây  thần kinh cảm giác.

– Triệu chứng: đau kèm theo xuất hiện mẩu da thừa.

* Người ta chỉ điều trị khi trĩ gây những rối loạn ảnh hưởng đến sinh hoạt và năng suất lao động của người bệnh.

III/ Nguyên tắc muốn chữa triệt để bệnh trĩ cần giải quyết 3 vấn đề chính:

1- Phải khôi phục và tăng cường lưu thông khí huyết của búi trĩ và vùng Hậu môn -Trực tràng.

2- Phải hồi phục lại các vùng tĩnh mạch bị giãn, phình, trở về trạng thái bình thường.

3- Phải giải quyết triệt để hiện tượng bội nhiễm do biến chứng của bệnh trĩ gây ra như Chàm hậu môn, nứt kẽ hậu môn,….

* Phương thuốc ngâm:  Để hổ trợ đắc lực dung đồng thời với bài thuốc uống.

Cách dùng : Dùng lá thầu dầu tía đun lên lấy nước đặc rồi ngâm hậu môn từ 20-30 phút

Nếu không hiểu chỗ nào hãy liên lạc với bác Thư theo số máy dưới đây: 0914.784474 để được rõ.

………………………………………………………….

 Trước đây bài này là độc chiêu Gia truyền, ngày nay Tôi biếu cho mọi người chữa trị căn bệnh khó chịu này.
Bài I- Chữa bệnh Trĩ độ I và độ II:
Triệu chứng: Đi cầu xuất huyết ra máu tươi ít hoặc ồ ạt như cắt tiết gà, nóng rát hậu môn, búi trĩ chưa lòi ra ngoài hậu môn(trĩ độ 2).
1-Nguyên liệu:
– Búp non cây gai Móc mèo (Có nơi gọi là Cây gai móc diểu)
– Muối hạt: 1 hạt
2- Cách chữa trị:
Sáng sớm tinh sương (nhớ là sương còn ướt). Hái chừng 5 – 7 đọt (búp).
Đem giã nát cùng hạt muối, cho vào nửa chén nước đun sôi để nguội. Vắt lấy nước, để 5-10 phút gạn lấy nước trong.
– Uống 3-5 lần (mỗi sáng sớm 1 lần/ ngày) thôi.
3- Dấu hiệu nhận biết bệnh thuyên giảm:
Bệnh bắt đầu giảm từ từ, thường vài ngày đầu tiên không rõ rệt lắm. Chừng 1 tháng sau khi uống là bệnh dứt hẳn(nhớ trong vòng 1 tháng kiêng cữ rượu, gia vị, dùng ít cà phê,…..).

Bài II- Chữa bệnh Trĩ độ III và IV:
Triệu chứng: Đi cầu Xuất huyết ồ ạt ra máu tươi, nóng rát hậu môn, búi trĩ lòi ra ngoài,…
1-Nguyên liệu: Lượng đã khô.
Cây Thầu dầu tía- 10g– Phơi héo, sao vàng , khử thổ.

thau dau tia

Rau diếp cá – 50g
– Dây thúi địt – 10g
– Cây Cà gai leo – 30g

ca_gai_leo


– Cây Chùm rượu – 40g
– Gia giảm: Thêm bớt một số vị thuốc nữa…. cho phù hợp thể trạng người bệnh.
2- Cách dùng:
Cho lượng thuốc trên vào nồi nhôm hay nồi sắt, cho nước vào thiếp thuốc, đun đến sôi và rêu nhỏ lửa chừng 25-30 phút nữa.
– Gạn lấy nước ra Ca nhựa và dùng thay nước lọc.
– Dùng liên tục 5- 7 ngày là khỏi bệnh.

Chú ý: Trường hợp Trĩ độ 3,4: Bạn có thể kiếm thêm cây lá vông nem thì là tốt nhất. Bài thuốc xôngngâm chữa bệnh trĩ độ 4 tốt nhất đó chính là kết hợp giữa lá thầu dầu tía và cây vông(lấy cả thân cây cùng lá). Cho 2 loại cây này cho vào đun rồi lấy nước ngâm búi trĩ từ 15-20p thì chỉ sau 2-3 ngày sẽ công hiệu tức thì.

Cây Vông nem

vong nem

Chúc mọi người lành bệnh.

Nếu mọi người không tìm ra các vị thuốc nói trên. Để được tư vẫn chữa trị đúng người, đúng bệnh thì nên khai thông tin đầy đủ theo MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ) dưới nhé(hoặc Copy MẪU BỆNH ÁN – dán vào email, hoặc gửi dạng file Word đính kèm).

MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ)

– Người bệnh cung cấp đầy đủ thông tin:

+ Họ và Tên:…………..Tuổi:………………..(Bắt buộc)

+ Địa chỉ:…………. Số CMND(nếu có): …………… (Bắt buộc)

+ Số liên lạc cố định hoặc di động:…………..(Bắt buộc)

+ Thời gian bị bệnh: Kéo dài bao nhiêu năm………?Trĩ nội độ mấy: …….(Bắt buộc)

+ Thể trạng: Cân nặng…..Cao……Màu da……Tình hình sức khoẻ hiện tại:………(Bắt buộc)

+ Kết quả trị bệnh hoặc khám chuyên khoa gần đây nhất: Kết quả nọi soi chuyên Khoa Hậu môn-Trực tràng,…. (Bắt buộc).

+ Triệu chứng toàn thân: Theo dõi khi Đại tiện, tình hình búi trĩ như thế nào,…..(Bắt buộc khai càng chi tiết càng tốt).

 

Tải MẪU BỆNH ÁN tại đây:    MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ)

Mọi thắc mắc về phương thuốc chữa bệnh Trĩ, quí vị gửi MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ) về Email:rongkinh.vn@gmail.com- theo mẫu trên đây, để Bác có cơ sở lập bệnh án  theo dõi chữa trị. Hoặc điện thoại trực tiếp gặp Bác Thư: 0914.784474 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết để trị dứt căn bệnh phiền toái này.

IV/ Phát đồ chữa bệnh Trĩ:

1– Liệu trình: Một liệu trình là  từ 15-30 thang(tùy thuộc cấp độ Trĩ độ 1 & 2 hoặc độ 3 &4).

 2– Phát đồ điều trị: Mỗi đợt chỉ lấy 5-10 thang, dùng xong thang thứ 3(lấy 5 thang) hoặc dùng xong thang thứ 7(lấy 10 thang), tình hình tiến triển bệnh như thế nào. Quí vị phản hồi ngay về nhà thuốc để được phối ngũ, gia giảm,…cho các đợt thuốc sau phù hợp thể trạng & cơ địa người bệnh. 

* Liều dùng:

+ Nếu trĩ độ 1 & 2:  Liều dùng 15 thang(gửi 2 đợt-đợt đầu 5 thang, đợt sau 10 thang).

+ Nếu trĩ độ 2 & 4:  Liều dùng gấp đôi trĩ độ 1 & 2 là 30-40 thang(gửi 3-4 đợt, mỗi đợt 10 thang).

Chú ý: Mỗi đợt chỉ gửi từ 5 hoặc 10 thang, các đợt gửi thuốc khác nhau một số vị thuốc trong phương thang sẽ được thay đổi để tránh loạn khuẩn và kháng thuốc.

3- Chi phí thuốc, phương thức giao nhận & thanh toán: Mỗi đợt chỉ lấy 5 thang, tối đa không quá 10 thang.

– Giá thuốc: 50.000 đ/thang(Mỗi đợt 5 thang là 250.000đ, nếu lấy 10 thang là 450.000 đ – đã bao gồm gửi EMS nhanh về tận nhà). Hai hôm sau là nhận được thuốc.

*Quí vị tham khảo thêm cuối MỤC

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

4- Thông tin tài khoản:

* Quí vị tham khảo khảo tại MỤC

LIÊN HỆ

QUI TRÌNH SHIP THUỐC TRÊN TOÀN QUỐC

gui hang

 

Cảm ơn quí vị đã lựa chọn chữa bệnh tại nhà thuốc http://rongkinh.vn/ của chúng tôi!

……………………………………

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC

Nhà thuốc II: 18/68 Trần Phú – F2- TP. Tuy Hoà – Phú Yên (Đ-N)

Nhà thuốc nam Bác Thư: http://rongkinh.vn , tìm đến mục: CHỮA BỆNH KHÁC; bệnh gì thì khai thông tin người bệnh tại MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ); rồi gửi về địa chỉ Email:rongkinh.vn@gmail.com; để Bác phản hồi phát đồ chữa trị HOẶC liên hệ Bác Thư: 0914.784474 để Bác tư vấn chữa trị.

*Cách dùng & thời gian điều trị: Các vị thuốc hái từ thảo dược trên đất nước Việt Nam của mình, được bào chế–> băm nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ (Khử độc tính trong vị thuốc) & dùng mỗi đợt từ 5 -10 thang thuốc hãm nước uống liên tục.

—> Cây Thuốc được phơi khô, băm nhỏ, sao vàng, không độc hại, có vị thơm dễ chịu. Không có chất bảo quản.

—> Đây là thuốc Nam. Hoàn toàn không gây tác dụng phụ.

—> Mỗi ngày hãm nước dùng một thang. Thuốc rất đễ uống, dùng thay nước lọc.

Nếu có dùng thuốc tây để trị bệnh khác thì dùng hai loại thuốc phải cách nhau từ 1,5-2 giờ .

CÁCH HÃM THUỐC (Không sắc như thuốc Bắc)

Đổ thang thuốc vào nồi nhôm hoặc nồi Inox đều được, cho nước vào thiếp thuốc , chừng 1,3-1,7 lít (Nước ngập thuốc chừng 2 mắc tay). Đun đến sôi , sau đó riu riu nhỏ lửa thêm 20 – 25 phút nữa, còn lại 1,2 -1,4lít là được; gạn lấy nước – Để nguội còn âm ấm chia làm 4-5-6-… lần uống trong ngày sau các bữa ăn sáng ,trưa , chiều, tối & trước khi đi ngủ (Uống thay nước lọc). Mỗi ngày chỉ dùng một thang, nếu còn thuốc cho vào tủ lạnh bảo quản, hôm sau khi dùng nhớ phải đun nóng(Có thể hãm nước hai mà dùng).

Chú ý: Thuốc nguội để quá 12 giờ , khi dùng thì phải đun nóng rồi dùng thì mới Hiệu nghiệm.

Kiêng kị: Trong thời gian dùng thuốc không ăn Cam, Bưởi ; Không ăn các thức ăn làm mất tác dụng của thuốc: Măng tre, đậu đen, đậu xanh, đường, sữa,… trong khi dùng thuốc.

Đợt I– Năm đến mười thang đầu tiên: Bệnh đã thuyên giảm.

Đợt II– Sau khi dùng xong đợt 1 , tùy vào tình hình cụ thể thì bệnh nhân phản hồi đến nhà thuốc. Mà lấy thêm thuốc để trị cho dứt hẳn .

*Nhận biết: Dấu hiệu bệnh bắt đầu thuyên giảm 30-50% khi dùng xong đợt 1; đây là dấu hiệu rất tốt và dứt hẳn ở các thang tiếp theo.

Sau đó tuỳ tình hình tiến triển của bệnh, liên hệ về nhà thuốc báo các triệu chứng tồn tại . Để cắt thêm thuốc chữa trị cho dứt hẳn bệnh (Thuốc sau khi đun sôi, còn nóng có thể cho vào chai trà O độ, mang đi làm và dung thay nước lọc cả ngày).

Chú ý:

– Khi dùng thuốc, một số người Cơ địa hàn hay bị tiêu chảy. Cách Khắc phục như sau: Cho vào 3-5 lát Gừng sống- đun nấu chung với thuốc ./.

* Những người bệnh Trĩ nên tuân thủ:

Chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian sẽ giải quyết đến 70% triệu chứng, 30% triệu chứng còn lại bệnh nhân tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn sau đây thì mới khỏi bệnh hoàn toàn:

+ Bệnh nhân nên ngăn chặn những yếu tố thuận lợi dễ phát sinh bệnh trĩ như : tạo thói quen đi cầu hàng ngày, nên điều chỉnh thói quen ăn uống, những chất kích thích như rượu, trà, đồ cay nóng(Ớt, tiêu) thì nên tránh.

+ Bệnh nhân nên bổ sung nước, ăn nhiều chất xơ hàng ngày(nhất là rau diếp cá), vận động thể dục thể thao hợp lý như tập yoga, đi bộ, đồng thời điều trị những bệnh mạn tính như viêm đại tràng, viêm phế quản mạn tính.

+ Trước khi đi tiêu chừng 15-20 phút, nên xoa bụng dưới nhiều lần theo chiều kim đồng hồ.

Ghi chú: Xin giữ lại hướng dẫn này, ắt còn dùng lại.

……………………………………………..

Chi nhánh phân phối & Đặt hàng Online

Quí vị lưu ý:

Thang thuốc nam Chữa bệnh trĩ được đặc trị riêng cho từng người theo “Luận chứng & Lý luận chữa trị” mà quí vị cung cấp thông tin theo MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ)– đã được gửi về nhà thuốc cho chúng tôi.

– Thuốc này không phân phối hoặc không nhận đặt hàng dưới mọi hình thức khi chưa có MẪU BỆNH ÁN(bệnh trĩ). Tùy theo từng người bệnh nhà thuốc phải có phương thang phối ngũ, gia giảm,…để phù hợp thể trạng & cơ địa người bệnh.

Xin chân thành cảm ơn.

Nhật ký chữa khỏi bệnh sau một tuần dùng thuốc:

Nhật Ký Rong Kinh- Rong huyết

 

Những Bài Thuốc Hay

Top 5 loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ tốt nhất dành cho chị em

Top 5 loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ tốt nhất dành cho chị em Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các loại thuốc có tác dụng cân bằng nội tiết. Với nguồn gốc phong phú sản phẩm từ trong và ngoài nước, và giá cả cũng vô cùng hợp lý. Do đó các chị em chưa biết chọn sản phẩm nào phù hợp với bản thân, và đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là 5 loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ

  • CHỮA GOUTTE(GÚT) AN TOÀN HIỆU QUẢ
  • Kỳ diệu bài thuốc nam chữa khỏi ung thư gan
  • Bài thuốc từ cây cỏ vườn nhà giúp hàng trăm cặp vô sinh có con
  • Bài thuốc nam Gia truyền đặc trị Hen Phế quản đã bị mất gốc
  • Cây Thuốc Nam

    Vỏ cây gòn gai(vỏ gòn gai)

    Gòn gai Gòn gai, Cây bông gòn gai - Ceiba pentandra (L.) Gaertn., thuộc họ Gạo - Bombacaceae. Mô tả: Cây lớn có thân tròn thẳng, cao 20-30m. Cành nằm ngang. Thân cây lúc còn non có gai hình nón. Các bộ phận non đều có màu xanh. Lá kép chân vịt có 5-8 lá chét hình thuôn; gốc và chóp lá đều nhọn. Hoa họp thành bông dày ở ngọn cành, màu trắng bẩn. Đài hợp, có 5 thuỳ, mặt trong có lông nhung.

  • Sài đất
  • Rau diếp cá già phơi khô(rau giấp cá khô)
  • Cây dừa cạn
  • Dây Nho rừng