Xáo tam phân – Vị thuốc hổ trợ điều trị bệnh Ung thư

Xáo tam phân – Vị thuốc hổ trợ điều trị bệnh Ung thư
Xáo tam phân : Dân địa phương gọi Cây Cam lồ, cây Gai thồ lồ,…Ngày 3-12, Sở Y tế Khánh Hòa báo cáo UBND tỉnh kết quả nghiên cứu của Viện Dược liệu – Bộ Y tế về cây xáo tam phân (tên Việt Nam), tên khoa học là Paramignya trimera (Oliv.) Guillaum; tên đồng danh là Atalantia trimera Oliv, thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Xáo tam phân là loài cây gỗ nhỏ, dạng dây trườn, vỏ màu nâu vàng; thân dài trên 4m; đường kính khoảng 10cm. Thân và cành có nhiều gai nhọn, dài đến 7-8cm. Lá đơn, mọc cách hay chụm ba; phiến dày, mép cong xuống dưới, có hình thuôn hẹp, dài 8-12cm, rộng 1-3cm; lá mọc ở gần gốc có phiến kích thước lớn hơn so với lá ở đoạn trên thân và cành; đầu lá tù hoặc hơi lõm. Phiến lá có mặt trên xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn; bên trong có nhiều điểm dầu. Cuống lá ngắn 4-6mm.
Gỗ hơi cứng có màu vàng, đối với phần rễ có màu vàng đậm hơn. Các bộ phận của cây có tinh dầu, nhiều nhất ở rễ có mùi thơm dịu rất đặc trưng.
Về mặt sinh thái, cây ở Hòn Hèo được ghi nhận phân bố ở vùng núi đá, cao độ khoảng trên 200m, nơi đây có khí hậu khô cằn, lớp đất mặt mỏng. Thảm thực vật chủ yếu gồm cây bụi và dây leo: Keo dậu, Gai quít, Chùm hôi, Nhãn rừng, Trắc dây…

Theo nhiều tài liệu, xáo tam phân được tìm thấy ở các tỉnh Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa…

 (tên khoa học là Paramignya trimera, dân địa phương gọi là “cây thần dược”) do sở cung cấp mẫu.

Theo đó, xáo tam phân có các thành phần: flavonoid, saponin, alcaoid và chủ yếu là courmarin và triterpenoid. Các thí nghiệm cho thấy xáo tam phân có tác dụng ức chế tốt viêm gan cấp ở thí nghiệm trên chuột nhắt trắng; có tác dụng ức chế, tiêu diệt đối với 5 dòng tế bào ung thư: ung thư gan Hep-G2, ung thư đại tràng HTC116, ung thư vú MDA MB231, ung thư buồng trứng OVCAR-8 và ung thư cổ tử cung Hela (mạnh nhất với ung thư gan Hep-G2 và ung thư cổ tử cung).

Với độc tính thấp, xáo tam phân khá an toàn khi sử dụng.

Tuy nhiên, Sở Y tế Khánh Hòa sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Y tế và cơ quan liên quan hướng dẫn các bước cần thiết nhằm khẳng định tác dụng điều trị (trên người) của cây thuốc này.

Nhiều tháng qua, nhiều người dân thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa uống nước sắc xáo tam phân để trị nhiều loại bệnh. Trong đó, nhiều bệnh nhân có kết quả tốt.

 

“Cây thần dược” (xáo tam phân) lấy ở rừng Hòn Hèo, thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa

Dân đổ xô đi tìm cây thần dược Xáo tam phân chữa bệnh xơ gan

  “Cây thần dược” chữa được bệnh xơ gan?  
     
    

Thời gian gần đây, thông tin về một loại cây thuốc tại xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa, chữa được bệnh xơ gan cổ trướng đã gây xôn xao khắp nơi. Sự việc bùng nổ khi tên tuổi và hình ảnh những người lâm bạo bệnh lên tiếng khẳng định mình đã lướt qua lưỡi hái tử thần nhờ dùng loại “cây thuốc tiên” ở Ninh Vân đăng trên một số tờ báo.

 

Xôn xao “cây thần dược” chữa bệnh gan

Ông Lê Hăng, 51 tuổi, bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối vào năm 2010, đến nay vẫn sống khỏe. Nhà ông ở thôn Đông, xã Ninh Vân. Tháng 7-2010, ông phát bệnh, bụng trướng to, gia đình đưa đi kiểm tra tại Phòng khám đa khoa Phúc Lộc, đường Trần Quý Cáp, TP.Nha Trang. Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ Đông kết luận ông bị xơ gan giai đoạn cuối và khuyên gia đình nên đưa về để chuẩn bị lo hậu sự. Sau đó, một người bạn mang đến mớ rễ cây bảo vợ ông cắt lát nấu lấy nước cho chồng uống và cho biết loại cây này mọc tại Hòn Hèo (thuộc Ninh Vân). Năm tháng sau, khi kiểm tra lại cho ông Hăng, bác sĩ Chiêm, Khoa Nội, Bệnh viện (BV) đa khoa Ninh Hòa, kết luận: “Gan bình thường, không có dịch trong ổ bụng”.

Chị Ana Hernandez Sanmartin, người Venezuela, vợ một quan chức ngoại giao thuộc Đại sứ quán Venezuela tại Hà Nội, cho biết chị là bệnh nhân thường trực của BV Pháp – Việt Hà Nội vì bị xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối. Nhưng từ khi được một người bạn giới thiệu và dùng thử loại cây thuốc ở Ninh Vân thì bệnh tình thuyên giảm rất nhiều và nay gần như bình phục hẳn. Bà Bảy Đoan bị tiểu đường, trước khi uống nước được nấu từ cây “thần dược”, đường huyết của bà luôn ở mức 220mg/lít, sau một tháng điều trị, chỉ còn 100mg/lít và từ đó đến nay bà không cần sử dụng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Còn rất nhiều trường hợp khác nhờ uống nước nấu từ thân, rễ “cây thần dược” ở Ninh Vân đã khỏi bệnh mà chúng tôi không tiện nêu ra đây. Điều này khiến phần lớn người dân xã Ninh Vân dù chẳng bệnh tật gì cũng đổ xô tìm “cây thần dược” nấu nước uống. Hiện nay, rất nhiều người trên khắp các tỉnh thành đổ về Ninh Vân mua “cây thần dược” để chữa bệnh.

Cơn sốt săn tìm “cây thuốc tiên”


Ông Lê Hăng (phải) và rễ cây thần dược

Về Ninh Hòa vào một ngày cuối tuần, ngay từ cổng vào xã chúng tôi bắt gặp hàng đoàn xe máy, xe hơi ngược xuôi rồng rắn tìm đến xứ sở của “cây thuốc thần”. Hỏi thăm mới biết cả thảy họ đều là người ở những tỉnh xa đến tìm mua “cây thần dược”. Được sự giới thiệu của người quen tại xã, chúng tôi theo chân một người chuyên đào loại cây này là anh Lê Văn Tùng, ở thôn Tây, suốt mấy ngày trời để có thể tìm hiểu tường tận loại cây bí hiểm này.

Tùng cho biết “cây thần dược” mọc len lỏi bên các hốc đá, rễ đâm dưới những khối đá chồng chồng lớp lớp nên việc tìm đào rất khó, nhất là để lấy rễ của nó. Loại này mọc trên núi, rễ lớn hơn thân. Thị trường hiện nay giá rễ cây đắt gấp đôi so với thân, lên đến hàng trăm ngàn đồng một ký: “Trước đây loại cây này có khá nhiều tại các khu rừng và những dãy núi ở xã Ninh Vân, nhưng kể từ khi biết rõ công dụng chữa bệnh của nó thì mọi người đào bới sạch cả rồi. Giờ chỉ còn ở một số nơi mà những người đi rừng nhiều như tôi mới biết được để dành uống mà thôi” – Tùng nói.

Dừng chân ở một ngọn núi có độ cao khoảng 400 – 500m so với mực nước biển, chúng tôi bắt đầu chuyến săn tìm “thần dược”. Từ chân núi, muốn đến nơi có sự hiện diện của cây thần dược chữa xơ gan, chúng tôi phải vượt qua nhiều vách đá lởm chởm với dây leo chằng chịt. Tới một khối đá lớn, Tùng dừng lại chỉ cho chúng tôi một cây khẳng khiu toàn thân đầy gai, lá thuôn dài chừng ba lóng tay và bảo đấy chính là “cây thần dược” đang gây “sốt” tại Ninh Vân.

Sau một hồi giải thích, Tùng cật lực bới đào. Anh lật tung mấy tảng đá lớn và thu được hơn 1kg cả thân lẫn rễ. Bẻ đôi một mẩu rễ vừa đào được thấy có màu vàng nhạt, tỏa mùi thơm dễ chịu. Cứ thế Tùng dẫn chúng tôi sục sạo khắp ngọn núi cho đến lúc trời sắp tắt nắng thì trở về. Thành quả của một ngày săn tìm, đào bới, leo núi gai cào xước hết chân tay là gần 5 ký cây tươi. Tùng bảo vậy là khá lắm rồi, có nhóm đi cả ngày còn về tay trắng.

Anh Nguyễn Văn Thanh ở thôn Tây bảo mấy ngày này lên rừng vui hơn ở nhà, nhưng cũng chẳng biết được bao lâu vì hiện giờ loại cây này tại Ninh Vân hầu như không còn: “Có những khu rừng bị đào xới đến nỗi “gieo được cả đậu xanh”. Giờ muốn tìm “cây thần dược” phải đi xa tới tận Đầm Tre, Suối Trầu hoặc ra Ninh Thuận, Phú Yên. Giá “cây thần dược” đang tăng lên từng ngày, thậm chí từng giờ”.

Ngủ lại một đêm tại Ninh Vân, dạo một vòng quanh xã, tôi thấy ở đâu cũng râm ran về loại cây kỳ bí này. Nhà nhà đi đào cây thần dược, người người bán “cây thần dược”. Khách từ các tỉnh miền Tây, TPHCM từ các tỉnh ngoài Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa… cũng tới tận nơi để tìm “thần dược”. Qua trò chuyện, chúng tôi được anh Nguyễn Văn Bằng, đến từ Thất Sơn, Châu Đốc, cho biết mẹ bị xơ gan nặng nên khi biết được thông tin về loại “cây thần dược” ở Ninh Vân chữa được bệnh, anh đã cấp tốc đón xe đi ngay. “Tui mất gần 2 ngày 1 đêm mới đến được đây, cũng may là đã mua được cây thuốc. Còn mấy người quanh xóm gửi mua giùm nữa nhưng không biết giá đã tăng cao như vậy nên tiền mang theo không đủ”, anh Bằng thổ lộ. Qua quan sát và ghi nhận, chúng tôi biết được ông Hăng hiện đã trở thành đại lý gom hàng để bán cho những khách ở xa đến hoặc gửi tới những người có nhu cầu từ các tỉnh xa. Từ một người mắc bệnh nặng nay khỏi hẳn, ông trở thành một con buôn chính hiệu.

Vẫn còn là ẩn số chứa nhiều nguy cơ

Trò chuyện với ông Trà Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Ninh Vân, hỏi loại cây này có thực chữa được bệnh xơ gan hay chỉ là tin đồn, ông cho biết một số người bị xơ gan bụng chướng to như cái trống, sau khi nấu uống loại cây này khỏi bệnh là có thật, cả xã đều biết. Bạn thân của ông là cán bộ ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) được ông gửi loại cây này uống thử cũng đã khỏi bệnh. Nói rồi, ông gọi điện thoại cho chúng tôi nói chuyện với người bạn này và được xác nhận thông tin trên là sự thật.

Từ người thật, việc thật, thêm các phương tiện truyền thông đưa tin, cây thần kỳ càng trở nên kỳ bí. Điều đáng nói ở đây là nguồn gốc, dược tính thực sự của loại cây này thế nào. Gửi một cây nguyên vẹn về TPHCM cho một lương y là học trò của GS. Đỗ Tất Lợi, ông cho rằng dựa vào hình dáng bên ngoài thì có khả năng đây là cây “xáo tam phân”. Trong cuốn “Cây cỏ Việt Nam” có tên khoa học đồng danh là Paramignya trimera. Theo tài liệu của cố GS-TS Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cũng như cuốn “Medicinal & Useful Plant” (Dược liệu và cây cỏ hữu ích) thì giá trị dược liệu cũng như dược lý của loài cây này chưa thấy đề cập. Ông nói nếu có hoa nữa thì mới có thể khẳng định 100% được.

Hàng ngày, nườm nượp người vào Ninh Vân mua cây thuốc rồi hàng bao tải cây lẫn rễ tươi lẫn khô nối nhau tỏa đi khắp các tỉnh. Thế nhưng cách sử dụng “cây thần dược” ở Ninh Vân thì mỗi người chỉ một kiểu, không biết đâu mà lường. Có người bảo cứ nấu như nước chè uống hàng ngày, mỗi lần chừng 2 lạng nấu với 3 lít nước. Có người lại bảo nấu mỗi lần một nhúm thôi và nấu loãng, nấu đặc như sắc thuốc người uống sẽ bị phù mặt…

Trong những ngày ở Ninh Vân chúng tôi biết được hiện nay loại “cây thần dược” tập kết ở đây là do thu gom từ những nơi khác về, không phải chính gốc Ninh Vân. Cần nhấn mạnh rằng y văn đã ghi nhận nhiều loại cây thuốc trong những môi trường sinh trưởng khác nhau về vị trí địa lý, thổ nhưỡng sẽ có dược tính, công dụng không giống nhau. Có khi ở vùng này là thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm nhưng ở vùng khác, nó lại là cây không còn dược tính chữa bệnh nữa. Có một nhân vật mà chúng tôi rất muốn nhắc tới trong bài viết là anh Sinh. Anh là người đã chỉ cho ông Lê Hăng biết về loại cây này để chữa căn bệnh xơ gan cho mình. Nếu thực sự “cây thần dược” có tác dụng chữa bệnh như thế thì anh Sinh mới chính là “chủ nhân” thật của loại cây thuốc này. Suốt mấy ngày ở Ninh Vân, chúng tôi tìm mọi cách để tìm gặp nhưng không được. Mọi người cho biết anh Sinh không phải là dân sống tại địa phương. Từ khi biết ông Lê Hăng dùng cây thuốc của mình bán cho người bệnh lấy tiền, anh rất giận và không trở lại nữa.

Bí thư xã cho tôi biết anh Sinh đang theo một vị sư phụ tu ở núi Sầm học đạo. Lại mất một ngày đường từ Ninh Vân, chúng tôi mới có mặt tại núi Sầm. Dò hỏi người dân địa phương được biết anh Sinh đã theo sư phụ rời khỏi đây. Nếu như đọc được bài báo này chúng tôi mong anh sẽ liên lạc để có thể làm rõ những bí ẩn đằng sau loại cây này, trong lúc chờ các cơ quan chức năng cũng như các nhà khoa học tìm ra công dụng thực sự của nó.

 

 

Trở lại quá trình kiếm tìm nguồn gốc cây thuốc lạ ở Ninh Vân. Vào một ngày cuối tháng 9, trong một dịp tình cờ, chúng tôi gặp được ông Hà Sanh, 62 tuổi, người Chăm, sinh sống gần khu vực thành cổ Diên Khánh (Khánh Hòa) lúc ông này đang phơi trước nhà mẹt cây thuốc có “cấu hình” rất giống cây lạ ở Ninh Vân đã được xắt lát. “Mò” vào hỏi chuyện, bất ngờ trước hiểu biết của ông Sanh về “thần dược” gây sốt trong thời gian qua. “Tại nhiều người đau bệnh uống vào dứt điểm thấy hay quá nên gọi nó là thần dược, chứ đó gọi là cây “thần xạ” mới đúng” – ông Sanh, cho biết!

 Ông Hà sanh

– Cây này chữa được bệnh gì vậy chú, ai dùng cũng tốt hay có hại gì không?

 

– Thần xạ dùng để trục độc, tăng sức cho cơ thể. Người Chăm mình thường nấu lấy nước cho phụ nữ sau khi sinh uống để sớm hồi phục. Uống cái này phải uống loãng, trẻ nhỏ không nên uống, người có thai cũng không được uống vì thuốc này có tính trụy thai. Kinh nghiệm dân gian chữa trị trước đây cho thấy thai phụ nếu chết thai chỉ cần uống nước thần xạ sẽ trục thai ra ngoài mà không cần phải phẫu thuật, mổ xẻ.

 

Ông Sanh, tuy đã ngoài lục tuần, nhưng tác phong vẫn nhanh lẹ, hoạt bát, ăn tốt ngủ tốt và đang sống với “tập 2”. Hỏi có được sức khỏe tráng kiện như vậy có phải nhờ uống thần xạ, ông cười tươi và khuyên chúng tôi nên uống để trục độc và mai này về già sẽ không bị các chứng đau nhức của tuổi già thường thấy!

 Chuyện về cây “thần dược” ở Ninh Vân cuối cùng rồi cũng hé mở. Thì ra đó là cây thần xạ nằm trong bài thuốc truyền đời của người Chăm chứ không phải của người Raglai như lâu nay chúng tôi và nhiều người lầm tưởng. Trước khi tạm biệt chúng tôi, ông Sanh hứa khi gặp được thầy thuốc người Chăm vốn rất giỏi về các bài thuốc cổ truyền đang sống trên núi Cà Đú (Bình Thuận) và là người duy nhất rõ rành về cây thần xạ sẽ kết nối để chúng tôi gặp tìm hiểu thêm về cây thuốc quý này. Ông cũng nhắn gửi rằng phải rất cẩn trọng khi dùng thần xạ, bởi loài cây này có những anh em rất giống nhau về dáng hình nhưng lại có độc chất nguy hiểm.

 “Cây độc cũng có bài thuốc nhưng phải là người am tường mới biết cách sử dụng. Bằng không mọi sự nhầm lẫn sẽ trả giá đắt, uống vào bệnh không những không dứt mà còn hóa nặng thêm, lúc biết sợ thì đã quá muộn”

Lại thêm những khu rừng tan hoang vì cây thần dược (26/12/2012)

 (CAO) Khi nghe thông tin khu vực núi Gò Đá, thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên có loại cây quý giống hệt cây xáo tam phân ở Hòn Hèo (Khánh Hòa), hàng chục người dân từ khắp nơi đã đổ xô về đây đào bới, săn “thần dược”.

Chính quyền địa phương đã tìm mọi cách ngăn chặn nhưng “làn sóng” người lên núi vẫn không dừng lại. Ông Nguyễn Văn Tân, một người dân ở đầu thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến cho biết: “Gần tuần này, không ngày nào chúng được yên thân vì cứ chốc lát lại có người ghé vào hỏi đường đến Gò Đá. Ai cũng vác theo cuốc, rựa, xà beng… lũ lượt kéo lên núi. Nghe nói trên đó có “thần dược” mà không biết thực hư thế nào?”.

 

Đào bới núi rừng tìm cây thần dược

Theo những người tìm đường đến Gò Đá, họ lên núi tìm cây xáo tam phân, một loại cây thuốc chữa được nhiều loại bệnh ung thư, bán với giá cao ngất ngưởng. “Nếu may mắn, một ngày tích cực đào xới, chúng tôi có thể kiếm được gần chục kg cả rễ và cành nhánh; đem bán tươi cũng được 3-4 triệu đồng”, ông Phan Thế Hạnh ở huyện Tuy An thành thật chia sẻ. 

Theo một số người dân thôn Thượng Phú, “thần dược” mà mọi người đang đổ xô lên núi Gò Đá tìm kiếm là cây cam lồ. Lúc trước, ở trên núi có khá nhiều nhưng chẳng ai để ý vì không biết được công dụng thần kỳ của nó. Khi báo đài rộ lên thông tin cây này là thần dược chữa bách bệnh thì nhiều người lên núi lấy về làm thuốc. Lúc đầu một số người lạ đến tìm mua với giá 170.000 đồng/kg rễ tươi và 40.000 đồng/kg cành nhánh tươi. Thấy dễ kiếm tiền, người ta đổ xô đi đào nên cây ngày một khan hiếm. Hiện giá bán rễ cây lên đến 400.000-500.000 đồng/kg. Giá “thần dược” càng cao, lượng người đến khu vực núi Gò Đá ngày càng đông đảo. Suốt ngày, trong rừng râm ran tiếng người nói chuyện, chặt cây, phá đá, hì hục đào xới đất để tìm cây. Người đi đến đâu, cảnh vật xác xơ đến đó.

 

Hí hửng khi chặt được bó to cây thần dược

Chính quyền địa phương đã cử công an xã và dân quân đi kiểm tra, ngăn chặn và trục xuất những người đi đào cây cam lồ nhưng không ngăn được tình trạng mất an ninh trật tự ở khu vực này. Ông Nguyễn Chí Phương, Chủ tịch UBND xã Bình Kiến xác nhận, cây cam lồ theo cách gọi của người địa phương chính là cây xáo tam phân mà báo đài nói rộ lên trong thời gian gần đây. Khu vực này Nhà nước đã giao đất cho các hộ dân ở đây trồng cây keo và bạch đàn nên UBND xã đang phối hợp với các chủ rừng ngăn chặn không cho người dân chặt cây, đào bới ở khu vực này. Tuy nhiên, vì lực lượng của địa phương khá mỏng, không thể ngăn chặn triệt để nên chúng tôi đang xin ý kiến chỉ đạo và sự hỗ trợ của chính quyền TP Tuy Hòa”.

…………………………………………………

 Ngày 31/12/2012

 Tôi đến khu vực núi Gò Đá, thôn Thượng Phú, xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Núi này cách nhà thuốc Nam của Tôi chừng 0,5 km. Nơi đây cứ 1 tháng tôi đến đây lấy thuốc về chữa bệnh, Trước đây(trước tháng 11/2012) tôi vào núi rất khó khăn do cây gai Thồ lồ(còn gọi cây Cam lồ) có Gai nhọn sắc bén, đi vào núi rất khó khăn, cây có gai nhọn đâm chích đủ kiểu trên người tôi. Những người làm rẫy ở đây chặt cây trám trít những lối mòn để ngăn súc vật như Bò. trâu,….Nhưng sáng nay tận mắt chứng kiến không còn cây Gai thồ lồ nào, hỏi mấy người làm rẫy họ nói cách đây nửa tháng người đào người mua diễn ra náo nhiệt, cho nên tận diệt cây gai Thồ lồ là phải rồi. Rồi những cây thuốc Tôi thường hay lấy để Chữa Bệnh Huyết vận và bệnh Viêm họng hạt mãn tính, bệnh Di mộng tinh…. cũng bị chặt phá cuốn theo cùng với tận diệt Cây Gai thồ Lồ.

Riêng Cây Gai thồ lồ mà người ta đồn thổi rồi tận diệt thì tôi gặp rất nhiều nơi trên đất Phú Yên, chứ không chỉ ở trên núi Gò đá, Còn có một loại Cây Gai thồ Lồ tía(Cam lồ tía) từ rất lâu  mà người dân ở Phú Yên hay chặt về để hổ trợ trị bệnh Ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối(Phối thêm vài vị thuốc khác).

 

Ông Lương Sinh(trái) & ông Lê Hăng(Phải).

Bài 1: Đi tìm bài thuốc xáo tam phân – Cả làng nhập cuộc

(Dân Việt) – Câu chuyện một người ở xã Ninh Vân (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) thoát khỏi bệnh xơ gan cổ trướng nhờ bài thuốc xáo tam phân đã làm nhiều người lao vào tìm mua, đào bán… rầm rộ.

 Làng Ninh Vân trở thành kho “thần dược” và người người thành “thần y”…

“Mua rễ hả chị?” – nữ phụ bếp kiêm chạy bàn ở quán nhậu duy nhất tại xã Ninh Vân hỏi ngay khi tôi xuất hiện. “Làm sao mang đi mà không bị tịch thu?”. Bà Tuyết – nữ phụ bàn vẫy vẫy tôi lại gần, thì thào: “Cứ đặt cọc đi, 7 giờ sáng mai đến ngã ba Hyundai (cách Ninh Vân khoảng 30km, thuộc thị xã Ninh Hòa) nhận hàng”.

Anh Cường quật đá vệ đường đào rễ xáo tam phân.

Giao hàng bằng mọi giá

Chị Tuyết dẫn tôi đến nhà, cho xem những bao to đựng đầy lát gỗ to cỡ 2- 3 ngón tay, bảo đây là thân cây “thần dược” đã được “dạt”(chặt thành lát mỏng, phơi khô). Chị Tuyết còn vào nhà lôi ra một bao khác, bảo là rễ cây xáo tam phân… Sau khi bảo tôi ngửi ngửi, nếm nếm nhận diện hàng thật, chị ta “chốt”: Số hàng này hoàn toàn là chính hiệu Ninh Vân, do chính người nhà chị đào được nên giá hơi cao, 800.000 đồng/kg rễ khô và 600.000 đồng/kg loại có trộn thân cây. Chỉ cần uống trong 1 tháng là bệnh gì cũng khỏi… Tôi “hoãn binh

bằng việc viện lý do cần mua nhiều nhưng sợ các chốt chặn tịch thu thuốc. Chị Tuyết dúi vào tay tôi số điện thoại rồi dặn, chỉ cần gọi điện báo số lượng, ngày hôm sau sẽ giao hàng tại ngã ba Hyundai: “Bắt dữ lắm! Nhiều người mua thuốc mang ra đến đèo là bị các chốt chặn lục soát, tịch thu. Nhưng tụi tui vẫn giao hàng bằng mọi giá, cứ 1-2 giờ sáng là vượt trạm!”.

Tôi dạo quanh làng, thấy nhà nào cũng đang tích trữ xáo tam phân, gặp ai cũng được chào “mua rễ không?”. Vào nhà một người phụ nữ tên Nhi, chị nói: “Rễ này do chồng con tôi đi đào, để dành lâu nay, giờ họ cấm đào tìm nên hàng khan hiếm lắm, giá cũng vì vậy mà tăng vọt. Ở đây giá 700.000 đồng/kg, chứ những nhà khác phải 1 triệu đồng/kg”. Chị Nhi cũng đưa cho tôi số điện thoại bảo, chỉ cần gọi là sẽ giao “thần dược” tận nhà”.

Gặp “hàng” ven đường

Vừa nghe tôi hỏi mua “thần dược” về trồng, một người phụ nữ đang nghe ngóng ngoài cổng nhà chị Nhi liền đi vào: “Nhà tôi có nhiều cây con lắm. Mới bán cho họ giá 300.000 đồng/cây, cô mua nhiều tôi lấy 250.000 đồng/cây”. Trong khi trước đó, con trai chị Nhi kể, mấy bữa nay lên rừng không đào được mẩu rễ nào, chỉ nhổ cây con về bán 3.000 – 5.000 đồng/cây.

… Mất một hồi lâu năn nỉ, cuối cùng tôi cũng được theo chân 2 con chị Nhi trèo lên núi để tìm cây con. “Cây con chỉ có thể mọc xung quanh những hố đào cũ vì những mẩu rễ nhỏ còn sót lại gặp mưa sẽ nứt mầm” – mấy cậu bé rành rọt. Nhưng loay hoay hàng giờ, tìm khắp các hố to dưới những tán cây rừng mà chúng tôi chẳng tìm được cây nào.

Đang thất vọng sau khi 2 cậu thiếu niên đã bỏ về, tôi mừng húm khi phát hiện 4 người đang hì hục đào dưới một hõm sâu lút đầu ở bên vệ đường. Người đàn ông đang dùng xà beng hì hục cạy cục đá lớn, xưng tên Cường cho biết, 4 cha con anh vào rừng từ mờ sáng. Lục tìm khắp nơi, đến gần trưa, may mắn phát hiện một ngọn “thần dược” vươn lên từ đống đất đá bên vệ đường.

Theo anh Cường, cái rễ này phải dài khoảng 4m, len giữa đá, nếu lấy hết sẽ thu được vài ký và đây là chuyến đi may mắn vì từ vài tuần nay họ chỉ mót được ít rễ từ việc nhổ cây con…

Theo anh Cường, hiện nay, lượng rễ đào được ở Ninh Vân chỉ khoảng vài ký mỗi ngày, còn lại là rễ từ khắp các huyện, các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận “đổ” về Ninh Vân với giá nhập 270.000 – 300.000 đồng/kg…

Trước khi rời làng Ninh Vân, tôi tìm gặp ông Lê Hăng – nhân vật được cho là thoát chết nhờ bài thuốc xáo tam phân. Ông Hăng to béo với vòng bụng vĩ đại, da mặt đỏ au vì bia, cười khà khà kể: Năm 2009, khi ông ngã bệnh, một người công nhân làm đường tên Lương Sinh đã chỉ cho cây thuốc xáo tam phân, dặn uống trong 3 tháng…

Lúc đó, ông chỉ nằm một chỗ, bụng trướng to, chân sưng phù, da và mắt vàng khè. Gia đình đã kiệt quệ vì chạy chữa khắp nơi và đã chuẩn bị quan tài… Ông uống xáo tam phân cầu may, vậy mà chỉ sau 1 tuần, ông đi tiểu rất nhiều, bụng bớt căng, ăn ngon miệng. Chỉ 3 tháng sau, ông khỏe mạnh, làm cả làng bất ngờ.

Chuyện ông Hăng thoát chết nhờ xáo tam phân được bà Trà Thị Bông Sen – Chủ tịch xã Ninh Vân, em vợ ông Hăng xác nhận. Cũng theo bà Sen, nhiều người trong làng cũng khỏi bệnh gan nhờ uống xáo tam phân.

Từ đó, người người lên núi đào rễ bán. Sau khi báo đăng tin kết luận thử nghiệm trên chuột của Viện Dược liệu T.Ư là cây xáo tam phân có thể tiêu diệt tế bào của 5 loại ung thư thì giá rễ cây này tại Ninh Vân đã vọt lên 800.000 – 1 triệu đồng/kg. Người người trong xã giàu lên nhờ đào, buôn bán xáo tam phân, đáng nể nhất chính là ông Lê Hăng với việc bán cây đi khắp Nam – Bắc…

Bài 2: Đi tìm bài thuốc xáo tam phân- “Thần y” ẩn tích

(Dân Việt) – Trong khi người từ khắp cả nước đổ về Ninh Vân (Ninh Hòa, Khánh Hòa) mua thuốc xáo tam phân từ những “thần y” làng, họ đâu biết rằng ở cách đó chỉ 30km, có vị “thần y” tên Lương Sinh…

Những con bệnh thập tử…

Chiều 19.12, người nhà tìm đến nhà bà Tám Tiên (ở Núi Sầm, phường Ninh Giang, Ninh Hòa) – mẹ của Lương Sinh, để xin mua thuốc xáo tam phân (XTP) về chữa ung thư gan di căn cho chị Nguyễn Thị Ngọc Dung (đường Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn, Bình Định). Bà Tám nhất định không cho gặp con trai, đồng thời từ chối “thuốc ở đâu mà bán, ở đây chúng tôi chỉ cứu người” và liên tục đuổi “chỉ nhận cứu khi ông chủ tịch phường dắt tới”.

Đến gặp Chủ tịch phường Ninh Giang – ông Trịnh Xuân Thanh, nài nỉ mãi người nhà chị Dung cũng không mua được thuốc. Cuối cùng, chồng và con trai chị đã thuê ô tô chở chị từ Quy Nhơn trực chỉ trụ sở phường Ninh Giang với tâm thế có thể sẽ phải nhìn mặt nhau lần cuối…

Thầy thuốc Lương Sinh đang hỏi thăm bệnh nhân.

6 giờ tối 20.12, đích thân ông chủ tịch phường dìu chị Dung vào nhà bà Tám Tiên, hô cả nhà nhanh chóng đi lấy thuốc cứu người. Ông Tám Hơn (bố Lương Sinh), bà Tám Tiên, Lương Sinh cùng chị hai và cậu em trai mỗi người một hướng đi lấy thuốc. Trong 6-7 vị thuốc, chỉ có XTP là rễ cây khô phải sao vàng hạ thổ, còn lại đều là lá, thân, rễ cây tươi vừa mới nhổ. Khoảng 20 giờ, bát thuốc đầu tiên đã được bà Tám Tiên bưng lên cho chị Dung uống sau lời “báo cáo” tổ tiên…

Chiều 21.12, chị Dung lên xe cùng người nhà quay trở về Quy Nhơn. Chị cho hay: “Tôi phát hiện bị u gan từ ngày 20.2.2012, đến ngày 9.3, mổ tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM). Sau 5 tháng, mổ, đốt, xạ trị vì ung thư di căn, bệnh không bớt. Trước khi vào tìm “thần y” Lương Sinh, tôi đã rất mệt, người nhà, láng giềng đến thăm đều nghĩ sẽ không sống nổi qua “ngày tận thế”…

Vậy mà, sau nửa tiếng uống bát thuốc đầu tiên, tôi thấy mặt nóng bừng bừng, 1 tiếng sau đi tiểu 2 lần… rồi thấy đói và ăn nửa bát cơm, tự đi vài bước. Uống hết ấm thuốc thứ nhất, sáng hôm sau thấy người khỏe ra, muốn về nhà. Người nhà “thần y” còn sắc thêm cho tôi ấm thuốc thứ 2, rót vào phích nước, bảo mang đi uống dọc đường về…”.

Chị Dung không phải là trường hợp duy nhất bớt bệnh nhờ XTP của “thần y” Lương Sinh. Rất nhiều người đã được gia đình bà Tám Tiên cứu sống những năm qua. Tôi tận mắt chứng kiến cả nhà vị “thần y” này đi lấy thuốc, sao thuốc, xáo thuốc cho 2- 3 người bệnh mỗi ngày.

Ví như ông Phạm Đình Hưng (57 tuổi, trú 427 Bạch Đằng, Quy Nhơn, Bình Định) bị xơ gan cổ trướng; ông Lý Anh Hùng (trú 160/44 khu phố 3, phường Quyết Thắng, Biên Hòa, Đồng Nai) bị u gan phải thường xuyên hút dịch 4-5 lần/tháng… Họ đều được uống bài thuốc XTP tại nhà bà Tám Tiên từ sáng 22.12, đều “nạp thuốc” tốt, chiều 23.12 được nhận thuốc và về nhà.

Bước qua lời nguyền

“Thần y” Lương Sinh kể cho tôi nghe về câu chuyện XTP bị “đồn thổi” bấy nay. Bà Tám Tiên sinh được 6 người con, 4 trai, 2 gái, Lương Sinh là áp út. Cách đây 10 năm, bà Tám lâm bệnh thập tử nhất sinh. Những ngày tháng chữa bệnh cho mẹ, Lương Sinh đã cạo trọc đầu để nguyện cho mẹ qua khỏi.

Cảm động tấm lòng hiếu thảo, lại thấy con trai thông minh, tốt bụng, nghĩa hiệp, bà Tám Tiên quyết định truyền cho Lương Sinh những bài thuốc gia truyền từ bao đời tổ tiên để lại. Nhưng bà nghiêm ngặt dặn con phải hứa trước bàn thờ tổ tiên rằng sẽ giữ lời nguyền giấu kín bài thuốc vì đây là những vị thuốc rất quý, chỉ nên dùng để cứu người, không mua bán, không tiết lộ, không khoa trương, phòng khi các cây thuốc quý bị tận diệt.

Ngày 23.12, chị Dung cười nói rổn rảng qua điện thoại báo đã uống đến thang thứ 3, người khỏe ra, hàng xóm đến thăm, chúc mừng chật nhà.

Năm 2009, Lương Sinh lúc ấy là thợ khoan đá, lên công trường xẻ núi mở đường vào xã Ninh Vân. Những ngày ấy, anh hay vào làng Ninh Vân chơi và được biết ông Lê Hăng ở thôn Đông đang bệnh chờ chết, nhà nghèo không thể chạy chữa.

Đích thân Lương Sinh đã đi tìm thuốc, sắc thuốc mang đến cho ông Hăng uống. Sau thời gian uống thuốc, ông Hăng đã bớt bệnh. Thấy anh Sinh chuẩn bị rời công trường, ông Hăng nài nỉ anh Sinh chỉ cho cây thuốc quý để uống dưỡng bệnh, phòng khi tái phát, đồng thời hứa sẽ không mua bán loài thuốc quý này. Thấy gia đình ông Hăng nghèo, người làng cũng nghèo, anh Sinh đã đem tặng ông Hăng một vác rễ và cây XTP.

“Một mình XTP không thể trị dứt bệnh. Chỉ sau khi uống những thang thuốc đầu tiên thì việc uống XTP mới có tác dụng. Vậy mà giờ đây, người người tự mua thuốc, uống vô tội vạ để tự chữa và phòng bệnh, thật viển vông và hoài phí” – anh Lương Sinh nói.

Bài 3: Đi tìm bài thuốc xáo tam phân- Bật mí bài thuốc quý

(Dân Việt) – Gia đình Lương Sinh khẳng định, xáo tam phân không phải vị thuốc duy nhất trong bài thuốc chữa ung thư gan, xơ gan cổ trướng, các bệnh phụ nữ và một số bệnh nan y khác. Vậy bài thuốc ấy gồm những gì?

Vị thuốc bí ẩn tối quan trọng

Đêm 21.12, ông Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch UBND xã Ninh Giang (Ninh Hòa, Khánh Hòa), điện báo “lại thêm mấy ca bệnh nặng đến từ Đăk Lăk, Hà Nội, Bình Dương… Sáng sớm mai anh em tôi sẽ lên núi lấy thuốc…”. Mấy ngày này, bệnh nhân từ các nơi tìm đến rất đông.

Thang thuốc thần kỳ đang được thầy thuốc Nam Lương Sinh dùng chữa bệnh.

Gia đình “thần y” Lương Sinh từ chối nhận bệnh trực tiếp, chỉ chữa khi có “lệnh” của ông chủ tịch nên bệnh nhân kéo đến trụ sở xã “truy lùng” vị chủ tịch rất đông. Không đủ lực, đủ thuốc để chữa hết các bệnh nhân nên sau khi xem bệnh án, vị chủ tịch cho bệnh nhân “xếp hàng” ai bị nặng cứu trước.

Sáng 22.12, lịch xếp sẽ phải bốc thuốc cho 4 bệnh nhân đều bị bệnh gan rất nặng nên 4 giờ sáng, Lương Sinh và Chủ tịch Thanh lục tục lên đường hái thuốc. Ông Tám Hơn, ba của Lương Sinh, cho biết, anh em họ đi lên núi không phải đào rễ xáo tam phân (XTP) mà tìm nhổ một vị thuốc quý hơn cả XTP, vị thuốc này có tính quyết định thắng bại của bài thuốc và là vị thuốc đứng thứ nhất của bài thuốc này. Theo ông Tám Hơn, vị thuốc này trị sản hậu, băng huyết rất tốt, đặc biệt hiệu nghiệm với phụ nữ bị ho lâu ngày sau đẻ.

Xáo tam phân có mặt ở hầu hết vùng rừng núi ở khu vực duyên hải miền Trung, đặc biệt là các vùng núi gần biển. Từ khi xáo tam phân được phong “thần dược”, loài cây này bị đào tận gốc, trốc tận rễ, nhổ từng cây con.

Nhưng dù đồng ý cho tôi chụp ảnh, ông Tám Hơn nhất định không cho tôi biết tên cây thuốc “thần kỳ” này là gì vì sợ thuốc quý lại bị tận diệt như XTP. Vị thuốc quan trọng thứ 2 của bài thuốc là cây XTP. Phần tốt nhất, có nhiều dược tính nhất của cây XTP là phần rễ nhưng thân cây và đặc biệt là “cổ hũ” – phần tiếp giáp giữa gốc và thân cây – cũng được dùng trong bài thuốc này. XTP có mặt ở hầu hết vùng rừng núi ở khu vực duyên hải miền Trung, đặc biệt là các vùng núi gần biển.

Từ khi XTP được phong “thần dược”, loài cây này bị đào tận gốc, trốc tận rễ, nhổ từng cây con. Người người bỏ biển, bỏ ruộng vào rừng, lên núi đào rễ. Thời gian gần đây, khi giá cả tăng cao vùn vụt, nhiều người đã cố tình trộn các loại rễ có vẻ ngoài giống XTP vào bao thuốc đã cắt lát phơi khô nên rất khó phân biệt thật giả.

Vợ của một bệnh nhân ung thư gan đến từ Hà Nội, lấy trong ba lô ra 2 “cổ hũ” XTP đưa cho bà Tám Tiên, bảo là của một người bạn ở Ninh Vân biếu. Bà đưa lên mũi ngửi, nói: “Không phải. XTP ruột vàng, mùi thơm dịu như mùi sâm chứ không trắng và hắc như vầy. Bây giờ nhiều loại cây làm giả XTP lắm. Nếu nhìn bằng mắt thường, không có cành, lá kèm theo thì khó phân biệt”.

Lòng trong, tâm phải sáng

Không phải chỉ người bệnh phải qua ông chủ tịch xác nhận mới được gặp gia đình “thần y” mà ngay cả nhà báo cũng chỉ được gặp thầy thuốc Lương Sinh khi ông chủ tịch phường đồng ý. Để được gặp thầy thuốc Lương Sinh và gia đình bà Tám Tiên, tôi đã phải thuyết phục vị chủ tịch 1 ngày. “Dường như có mối quan hệ rất đặc biệt giữa gia đình này với ông?” – tôi hỏi. “Họ và tôi gặp nhau trên “giang hồ”.

Từ năm 12 tuổi tôi đã ra riêng tự lập ăn học. Từng bốc vác ở bến xe, từng lặn lội, bôn ba, làm trưởng công an xã, rồi bị “bốc” lên làm chủ tịch phường. Giữa tôi và gia đình họ đã từng “gặp” nhau, kết nghĩa thâm giao từ lâu” – ông Thanh tâm sự. Cũng theo lời ông, gia đình, con cái bà Tám Tiên chỉ làm nông, cũng lăn lộn trên “giang hồ” nhưng từ trước đến nay tâm rất sáng, lòng rất trong, sống rất chân tình, có bí kíp chữa rất nhiều bệnh trong tay nhưng giữ lời nguyền, không mở tiệm thuốc để làm giàu.

Lương Sinh vẫn làm thợ điều khiển máy xay đá ở mỏ đá gần nhà để mưu sinh, ai cần cứu thì ra tay không lấy tiền, vẫn sống nghèo, rất đơn sơ, giản dị. Từ xưa đến nay, Lương Sinh vẫn là một người em rất tốt tính, rất thân thiết đối với ông Thanh, vì vậy, việc đưa bài thuốc chữa bệnh cứu người gia truyền của gia đình này trên mặt báo cần phải thận trọng vì ông Thanh sợ sự nổi tiếng sẽ làm thầy thuốc xao nhãng, kém tập trung…

Một lần, tôi xin đi theo khi biết “thần y” chuẩn bị đi lấy thuốc, Lương Sinh nói: “Anh Thanh là “đại ca” của em, chỉ khi anh ấy gật, em mới gật và chị mới được đi theo”. Thầy thuốc này cho biết, cả nhà rất ngại lên báo, nhìn thấy máy ảnh là “thần y” sẽ phân tâm. Vì vậy, lúc nào đang xáo thuốc, đừng đến gần chụp ảnh. “Bệnh nhân của gia đình toàn là thập tử nhất sinh. Vì vậy, gia đình họ cần Lương Sinh tâm phải sáng, lòng phải trong, trí tuệ phải minh mẫn khi xáo thuốc. Chỉ có chính Lương Sinh xáo thuốc thì mới cảm nhận được mùi vị của thuốc để cho ra bát thuốc đạt nhất đưa đến cho những bệnh nhân đang bệnh rất nặng” – ông Thanh giải bày.

Tin Liên Quan