Cây thuốc giòi rừng

  • Giá sản phẩm 600.000đ/kg(đang có sẵn hàng) VNĐ
  • Loại thuốc Đặc trị HP dạ dày
  • Chất lượng thuốc nam 100%
Mua hàng

CÂY THUỐC GIÒI RỪNG

Đặc trị HP dạ dày Do vi khuẩn HELICOBACTER PYLORI

Năm 1982. Hai bác sĩ Barry Marshall và Robin Warren (người Úc) đã cấy được vi khuẩn này và  nhận giải thưởng Nobel về y học năm 2005 , viêm và loét dạ dày hầu hết gây bởi vi khuẩn H. pylori.

Bệnh loét dạ dày không đơn thuần gây bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) nhưng vi khuẩn này gây 80% bệnh loét dạ dày: 70% ở dạ dày (stomach) và 90% ở hành tá tràng (duodenum).

Riêng bệnh viêm dạ dày (gastritis) hầu hết gây bởi vi khuẩn H. pylori.

I / Tìm hiểu Vi Khuẩn HELICOBACTER pylori Là Cái Gì ?

 Vi khuẩn H. pylori là vi sinh vật hình xoắn không . Chúng có chiều dài khoảng 0,3-0,5 μg. Chúng sinh sản chậm nhưng di chuyển nhanh và thích oxygen. Đến nay, các nhà khoa học đã khẳng định H. pylori gây ra những bệnh viêm & loét dạ dày, ung thư bạch huyết loại tế bào B của dạ dày.

Người ta tìm thấy H. pylori trên bề mặt của màng nhầy hoặc nằm trong chất nhờn của dạ dày. Một số ít vi khuẩn này nằm bên trong các tế bào nhưng chúng rất quan trọng vì chúng tránh được kháng sinh và gây ra phản ứng viêm sưng rất mạnh. Đặc biệt là chúng tạo ra rất nhiều phân hóa tố urease. Phân hóa tố này giúp chúng sống trong môi trường acid. Phân hóa tố này cũng là đặc tính đặc biệt của vi khuẩn này. Vi khuẩn này mọc trong môi trường cấy rất chậm nên chúng gây bệnh mãn tínhChính vì lẽ này, vi khuẩn gây ra rất nhiều bệnh. Trong các bệnh đó, ung thư dạ dày, ung thư bạch huyết, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Vi khuẩn H. pylori có 1 đầu và 1 đuôi với một chùm 5-7 sợi lông . Với hình xoắn, chúng bơi lội trong lòng dạ dày nhanh chóng ở những nơi có nồng độ acid cao (pH thấp) và dừng lại nơi có nồng độ môi trường gần như trung tính (pH gần bằng 7). Chúng bám vào những tế bào và tiết ra rất nhiều phân hóa tố urease. Phân hóa tố này thủy phân urea thành ammonia dùng để dung hòa acid bảo vệ cho vi khuẩn. Ngoài ra, urease giúp cho vi khuẩn này lấy nguồn chất đạm từ urea. H. pylori là loài vi khuẩn sống nhờ vào chất đạm (protein) và mỡ (lipid) chứ không như các vi khuẩn khác sống nhờ vào chất đường (polysacchrides). Ở nơi nồng độ acid càng cao, vi khuẩn này càng tiết ra nhiều urease. Nhưng urease không phải chỉ là phương tiện bảo vệ và sinh sống duy nhất của vi khuẩn H. pylori.

II– Vi Khuẩn H. Pylori truyền nhiễm như thế nào?

H. pylori xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, người ta tìm thấy vi khuẩn H. pylori trong miếng (nước bọt). Và thống kê cho thấy sự lây lan giữa vợ chồng lên đến 70-80%. Trong khi đó, sự lây lan giữa cha mẹ và con cái là 40-50%. Điều này cho thấy sự lây lan trực tiếp qua nước miếng rất là quan trọng.

III- CÁc triệu chứng Viêm loét dạ dày thường gặp trên lâm sàng:

1-Viêm dạ dày cấp tính:

Khi một người bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn hay khi vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi, chúng tạo ra thể bệnh cấp tính.

Triệu chứng lâm sàng:

–  Thường người bệnh bị buồn nôn và đau vùng thượng vị của bụng.

–  Ngoài ra, người bệnh như không muốn ăn, xuống cân, mất ngủ, chóng mặt thường xuyên, và mệt mỏi như không có năng lực. Có người có ợ chua và ợ hơi nhưng có người cũng không có những triệu chứng này. Những người bệnh này có lượng acid bài tiết trong dạ dày giảm. Sau đó, lượng acid trong dạ dày có thể tăng lên.

Sinh thiết dạ dày: Thấy nhiều tế bào bạch cầu đa nhân trung tính và nhiều vi khuẩn hình que xoắn trên màng nhầy dạ dày. Số vi khuẩn ẩn náu trong tế bào của dạ dày rất hiếm. Bệnh cấp tính này có thể biến mất sau một thời gian nhưng cũng nhiều người phải được điều trị.

2-Viêm dạ dày mãn tính :

Nhiễm trùng H. pylori bắt đầu từ lúc còn bé, vào khoảng 5-7 tuổi. Chúng có thể gây ra những triệu chứng đau bụng,ói mữa, và tiêu chảy giống như những triệu chứng ngộ độc thức ăn. Sau đó, vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài dưới hình thức mãn tính hay biến mất trong cơ thể.

 Nhiễm trùng ở người lớn có thể đưa đến nhiễm trùng lâu dài có thể kéo dài suốt đời. Những thể bệnh mãn tính thường là viêm mãn tính năng động, viêm mãn tính không teo màng lót dạ dày, và viêm mãn tính trên bề mặt dạ dày. Viêm mãn tính thường không cho ra triệu chứng. Chính vì lẽ này, trước đây các loại bác sĩ lâm sàng, nội soi, bệnh lý, và quang tuyến x, không đồng ý với nhau về định nghĩa của bệnh viêm dạ dày.

Triệu chứng lâm sàng:

 Qua sự tìm hiểu về vi khuẩn này, chúng ta thấy hiểm họa của vi khuẩn này khi sống lâu dài trong cơ thể của con người.

–  Như viêm sưng vùng hạ vị thường đưa đến loét hành tá tràng.

–  Viêm mãn tính toàn thể dạ dày với sự teo màng lót dạ dày thường đưa đến loét dạ dày, ung thư dạ dày, và ung thư bạch huyết dạ dày .

–  Viêm mãn tính không đặt biệt là những thể bệnh viêm dạ dày không có triệu chứng nhưng chúng đưa đến những bệnh rất trầm trọng của dạ dày như loét, thủng dạ dày, ung thư dạ dày và ung thư bạch huyết dạ dày.

· Việc điều trị vi khuẩn H. pylori dù có triệu chứng hay không là không cần bàn cãi nữa. Riêng phần viêm vùng dưới van thượng vị không liên quan đến H. pylori.

3– Các bệnh có liên quan đến Vi khuẩn H. pylori:

– Người bệnh bị nổi mày đay mãn tính.

– Thiếu máu do thiếu chất sắt .

 Chứng xuất huyết dưới da không rõ nguyên do.

IV- Làm sao biết người có bệnh H. pylori?

Thông thường người bệnh có những triệu chứng bệnh về dạ dày như: Đau vùng thượng vị liên quan đến bữa ăn, ợ chua, ăn kém… Triệu chứng hơi thở hôi không chỉ do bệnh đau dạ dày mà ra. Có hai vấn đề khác thường gặp hơn cũng có hơi thở hôi là sâu răng (dental cavity) và viêm mủi. Ở trẻ con, những triệu chứng kém ăn, không lên cân làm chúng ta nghĩ đến nhiễm vi khuẩn H. pylori. Thường những trẻ con này hay ói mữa khi ăn và đau bụng sau khi ăn. Vì vậy trong khi điều tra bệnh chậm lớn ở trẻ con chúng ta nên để ý đến vấn đề đau dạ dày. Về thử nghiệm, chúng ta có 4 phương pháp dùng để chẩn đoán:

1.Thử hơi thở (urea breath test)

2.Thử máu tìm kháng thể IgG chống vi khuẩn H. pylori (H. pylori serologic test)

3. Thử phân với PCR test (Polymerase Chain Reaction test)

4. Nội soi (gastroscopy) và làm sinh thiết (biopsy)

V- Độ Chính Xác Của các Phương Pháp Chẩn Đoán vi khuẩn H.Pylori :

1/ Thử Máu Tìm Kháng Thể IgG Chống H. pylori: Khi một người nhiễm vi khuẩn H. pylori, đặc biệt bị nhiễm lâu ngày kháng thể chống vi khuẩn tăng lên. Kháng thể IgA và IgM lên xuống nhanh nên không chính xác. IgG xuất hiện nhiều đặc biệt với sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori. Cho nên, thử nghiệm ELISA (Enzyme-Link Immunosorbant Assay test) có thể đo lường số lượng của kháng thể IgG tốt hơn. 2/

2/ Thử Nghiệm Tìm Urea Trong Hơi Thở:

Người ta gắn liền C13 hay C14 vào phân tử CO2 và cho bệnh nhân uống vào trong dạ dày sau khi không ăn uống gì cả, và cũng không hút thuốc khoảng 4 giờ. Bệnh nhân đợi khoảng 20 phút và thổi hơi thở của họ vào bình chứa. Sau đó, hơi thở được đo nồng độ C13 hoặc C14 trong hơi thở. Khi CO2 vào trong dạ dày và gặp phải urea do vi khuẩn H. pylori tiết ra, CO2 sẽ bị tách rời ra và C13 hay C14 được hấp thu vào trong máu. Máu đưa C13 hay C14 vào phổi và thở ra ngoài. Thử nghiệm này rất chính xác nếu bệnh nhân không uống thuốc trị đau dạ dày từ 2-4 tuần lễ. Người ta có thể lấy máu và đo nồng độ C13 cũng chính xác như thử hơi thở. C14 có phóng xạ nguyên tử nên có những bệnh nhân không thể thử nghiệm được. Thử nghiệm này được thử nghiệm chính xác trong nhiễm vi khuẩn H. pylori cấp tính và sau khi bệnh nhân đã được điều trị.

 3/ Thử Nghiệm Tìm Kháng Nguyên của Vi Khuẩn H. pylori Trong Phân (HpSA test):

Thử nghiệm này dựa vào nguyên tắc tìm kháng nguyên trong phân của người bệnh. Họ dùng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction test). Thử nghiệm này chính xác như thử hơi thở của bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân đã được điều trị, ta phải đợi đến 12 tuần lễ mới thử nghiệm lại để kiễm soát sự thành công của điều trị.

4/ Phương Pháp Chẩn Đoán bằng Nội Soi:

Phương pháp này tốn kém nhiều và tùy thuộc kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện. Cho nên, phương pháp này không được thực hiện thường xuyên. Ngoại trừ, bệnh nhân có phản ứng thử nghiệm âm tính nhiều lần nhưng có nhiều triệu chứng đau dạ dày. Bác sĩ chuyên khoa nội hay đường tiêu hoá sẽ làm khám nghiệm này.

V- Như vậy Điều trị như thế nào:

Trong việc điều trị H. pylori, ta phải kết hợp nhiều thứ thuốc khác nhau. Thông thường một thuốc giảm nồng độ acid trong dạ dày để các loại kháng sinh (trụ sinh) có thể tác dụng mạnh mẻ tiêu diệt các vi khuẩn.

1– Hiện nay phát đồ điều trị Tây y như sau:

Hỗn Hợp Các Thuốc Điều Trị Vi Khuẩn H. pylori: 3 loại thuốc uống cùng một lúc sẽ bổ túc cho nhau trong việc diệt trừ vi khuẩn. Đợt Điều trị từ 10-14 ngày, ta dùng 1 trong 3 công thứ sau:

Công thức 1– Bismuth Triple Therapy(3 loại thuốc).

Bismuth 2 viên, 4 lần mỗi ngày

Metronidazole 250 mg, 4 lần mỗi ngày

Tetracycline 500 mg, 4 lần mỗi ngày

Công thức 2PPI Triple Therapy(3 loại thuốc).

PPI 2 lần mỗi ngày

Amoxicillin 1000 mg, 2 lần mỗi ngày

Clarithromycin 500 mg, 2 lần mỗi ngày
HOẶC
Metronidazole 500 mg, 2 lần mỗi ngày

Công thức 3– Quadruple Therapy(4 loại thuốc).

PPI 2 lần mỗi ngày

Bismuth 2 viên 3-4 lần mỗi ngày

Metronidazole 500 mg 3 lần mỗi ngày

Tetracycline 500 mg 3-4 lần mỗi ngày

Ghi chú: PPI, Là thuốc ức chế bơm proton (proton pump inhibitor).

Nếu ta thất bại trong việc điều trị với công thức 3 loại thuốc: PPI triple therapy hay Bismuth triple therapy, ta xử dụng quadruple therapy (4 loại thuốc). Những công thức trị liệu này dành cho người lớn. Trong trường hợp trẻ em, thuốc tính theo cân nặng của chúng theo công thức sau đây:

· Omeprazole 1mg/kg cân nặng/mỗi ngày và cao nhất là 20 mg, 2 lần mỗi ngày

· Clarithromycin 15 mg/kg cân nặng/mỗi ngày và cao nhất là 500 mg, 2 lần mỗi ngày

· Amoxicillin 50 mg/kg cân nặng/mỗi ngày và cao nhất là 1.000mg,2 lần mỗi ngày

· Metronidazole 20 mg/kg cân nặng/mỗi ngày và cao nhất là 500 mg, 2 lần mỗi ngày.

Sau khi điều trị xong từ 2-4 tuần, chúng ta có thể dùng thử nghiệm tìm urea trong hơi thở hay thử antigen của H. pylori trong phân sau 12 tuần trị liệu. Nếu thử nghiệm âm tính, ta coi như đã thành công.Trong lúc điều trị, người bệnh thường bị tiêu chảy do liều lượng kháng sinh (trụ sinh) khá cao diệt hết những vi khuẩn sống cộng sinh trong ruột. Những vi khuẩn như Clostridium difficile kháng nhiều loại kháng sinh sẻ mọc mạnh và gây ra tiêu chảy. Để tránh trường hợp này, khi người bệnh vừa bị tiêu chảy, ta cho bệnh nhân uống Lactobaccilus sp.  Chúng là những vi khuẩn sống cộng sinh không gây bệnh và kháng nhiều loại kháng sinh. Chúng mọc rất nhanh và mạnh, và giúp ngăn cản sự phát triển những vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột kể cả H. pylori. Dùng Lactobaccilus đơn độc không diệt được H. pylori.

 2- Phát đồ điều trị bằng thuốc nam :

  • Trong trường hợp vi khuẩn kháng với các loại kháng sinh như: Metronidazole , amoxicillin và clarithromycin, Vì vậy, vi khuẩn H. pylori chui vào trong tế bào dạ dày và kháng sinh không đi vào trong tế bào được. Do đó điều trị theo phát đồ tây y không mang lại hiệu quả.
  • Hoặc nhứng người dùng kháng sinh không đáp ứng.
  • Những người dị ứng mẩn cảm với kháng sinh.
  • Hoặc một số lý do không dùng được kháng sinh, kháng viêm,..
  • …………………..

Theo kinh nghiệm lâm sàng:
– Nếu Viêm loét dạ dày mạn tính do Vi Khuẩn HELICOBACTER pylori (Hp), thì dùng vị thuốc dân gian cây thuốc giòi rừng.

HÌNH ẢNH CÂY THUỐC GIÒI RỪNG

NHẬT KÝ CÂY THUỐC GIÒI RỪNG

-Lê Đức Hiền(Văn) – Phú Yên

Tel: 0935.979079

HP(+)

-Đinh Khắc Toàn

Đ/c: Thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, huyện Tuy An, Phú Yên.

ĐT:0332.137004

HP(+). Đã dùng 40 thang khỏi bệnh

-Bùi Thị Bích Phương

Đ/C: 247 Nguyễn Tất Thành- Tổ dân phố 1, Thị Trấn Madrak, huyện Mdrak, Dăklak

ĐT: 0964.451579

-Trần Thế Thạnh

Đ/c: 12 Trần Phú, Thị Trấn Madrak, huyện Mdrak, Dăklak

ĐT: 0982.731839

Đã khỏi bệnh

Đang cập nhật ………………

Sản Phẩm Liên Quan

Cây cúc áo Cây cúc áo

Giá: 300.000 Đ/kg khô khan( Đang có sẵn hàng ) VNĐ

Xem Mua
Ưng bất bạc Ưng bất bạc

Giá: 200.000đ/kg(Đang Có Sẵn hàng). VNĐ

Xem Mua
Cây thuốc giòi rừng Cây thuốc giòi rừng

Giá: 600.000đ/kg(đang có sẵn hàng) VNĐ

Xem Mua
Cỏ sữa lá lớn Cỏ sữa lá lớn

Giá: Liên Hệ

Xem Mua
Táo bón Táo bón

Giá: 50.000đ/gói(có sẵn) và dùng theo HDSD. VNĐ

Xem Mua
Cây cỏ sữa Cây cỏ sữa

Giá: 200.000đ/kg(đang có sẵn hàng) VNĐ

Xem Mua