Chữa Các chứng ho(Khái thấu)
Khái Thấu( Viêm Phế quản)Đại Cương Ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể tống những dị vật tại đường hô hấp ra khỏi cơ thể đồng thời cũng là một triệu chứng của nhiều loại bệnh thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. 2 từ ‘khái” và ‘thấu” có nghĩa khác nhau: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng ‘khái thấu ‘‘ “Khái là ho không có đờm mà có tiếng vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh. Thấu là không có tiếng mà có đờm vì Tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì Phế khí tổn thương lại quấy động đến Tỳ thấp”. Ho là triệu chứng của phế thường gặp ở các bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, dãn phế quản v.v… Một số đặc điểm cần lưu ý khi chẩn đoán chứng Ho: + Ho kèm ngứa rát trong họng thường do viêm họng, viêm amidal, v.v, Lao thanh quản. + Ho có đờm: Viêm khí quản, thanh quản, viêm phổi. + Ho thủng thẳng: viêm họng, lao phổi. + Ho từng cơn rũ rượi: ho gà, hen phế quản, chèn ép trung thất. + Ho khan tiếng: viêm họng, viêm thanh quản. Nguyên Nhân Nguyên nhân ho có nhiều, có thể qui lại thành 2 loại: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương. 1- Ngoại cảm các tà khí: Phong hàn táo nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi hoăïc qua da lông, khiến phế khí mất tuyên thông sinh ho. 2. Ho nội thương : là do chức năng các tạng phủ mất điều hòa, thường gặp các nguyên nhân sau: . Tỳ hư sinh đờm: Do chức năng tỳ suy giảm, thủy cốc không được vận hóa hấp thu đầy đủ sinh đờm, ủng tắc ở phế gây phế khí không thông sinh ho. Sách Y văn cổ có câu: ‘Tỳ sinh đờm mà phế trữ đờm’ là theo ý đó. . Can hỏa phạm phế: Mạch Can lên sườn ngực đi vào phế. Can khí uất, nghịch hóa hỏa nung đốt phế gây ho. . Phế hư tổn: Phế nhiệt lâu ngày làm cho phần âm bị hư tổn, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây khó thở. . Thận khí hư không nạp khí (phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi, khó thở. Thận chủ thủy, thận hư thủy phiếm sinh đờm làm cho ho nặng thêm. Ngoài ra chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho nộì thương. Các chứng ho(Khái thấu) 1. 55. Chứng ho cũng thật rườm rà Nguyên nhân sinh bệnh nói ra cho tường Ho chia theo loại thông thường Là do ngoại cảm, nội thương rõ ràng Tùy theo thể trạng lâm sàng 60. Chữa đúng phương(1), pháp (2) dễ dàng bệnh tan. 2. 61. Bệnh do ngoại cảm phong hàn Ngày đêm sợ lạnh, sốt lan đau đầu Ho kèm ngạt mũi hồi lâu Đờm thì bọt loãng, không mầu bọt trong. Sau đây bài thuốc uống trong Giúp anh mau khỏi nỗi lòng em mong Mười hai gam lá xương sông Lượng bằng lá hẹ ngoài đồng mướt xanh. Gió vờn qua mái nhà tranh Tía tô, kinh giới(3) gieo cành xôn xao Gừng tươi thêm tám gam vào Rồi đem sắc uống vì sao không làm Đừng thấy cái lợi mà ham 74. Kê đơn thuốc đắt cho tràn cung mây. 3. 75. Ho do phong nhiệt là đây Sốt cao, sợ nóng, ho ngày ho đêm Đờm vàng, thân nhiệt tăng lên Bình minh mới dạng nắng xiên sau nhà Cúc hoa, lá hẹ, bạc hà Rễ chanh(4) đây nữa đều là tám gam Rau má bên lá dâu tằm(5) Vương xuân soi bóng trăng rằm tròn trăng Thuốc nam xin được thưa rằng 84. Theo đơn sắc uống(6) trầm thăng xem thường. 4. 85. Chứng ho do phế âm thương Giọng khàn, khô họng mà không có đờm Mười hai gam lá chanh vườn Quả dành dành(7) ở nơi sườn núi cao. Vỏ rễ dâu tẩm mật(8) sao Lá tre, rau má(9) theo vào bao nhiêu Cam thảo dây mới(10) đủ liều Thuốc hay thầy giỏi, bấy điều ước mong. 5. 93. Bản(11) bệnh thứ nữa ở trong Trị tiêu(12) cùng trị tận lòng nguồn cơn Người mệt ăn uống kém hơn Tinh thần ủ rũ, ho đờm càng tăng Bệnh khi gặp lạnh thì thăng Tỳ dương hư phải cân bằng ngay thôi. 99. Em cam thảo, anh gừng tươi Tám gam mỗi vị đủ rồi, lại thêm Vỏ quýt sao(13), nhớ đừng quên 102. Cùng hạt củ cải(14) làm nên phương này Bán hạ chế, vỏ vối(15) đây Hạt cải bẹ(16) nữa mới đầy một thang Bấy nhiêu đầy đủ sẵn sàng 106. Sắc nước cho khéo thuốc vàng đấy em(17). Chú thích: (1) Phương: Phương thuốc, bài thuốc; (2) Pháp: phép trị, cách chữa; (3) Lá tía tô, kinh giới đều 8g; (4) Rễ chanh sao vàng; (5) Lá dâu, rau má đều 12g; (6) Tất cả các bài thuốc trên đều dùng dưới dạng thuốc sắc: đổ 1.200ml sắc còn 250ml. Người lớn uống 2 lần trong ngày, trẻ em tùy theo tuổi chia 3-5 lần/ngày; (7) Dành dành sao vàng 8g; (8) Vỏ rễ dâu 16g; (9)Lá tre 12g, rau má 20g; (10) Cam thảo dây 12g; (11) Bản là gốc của bệnh, là nguyên nhân sinh bệnh; (12) Tiêu là ngọn, là triệu chứng của bệnh; (13),(14)(15)(16) Vỏ quýt sao, hạt củ cải, bán hạ chế (củ chóc chế), vỏ vối, hạt cải bẹ tất cả lượng đều nhau 12g; (17) Các vị cho vào 800ml nước sắc còn 250ml uống 2 lần trong ngày. Lương y Nguyễn Hoán-Cố đô Hoa Lư …………………………… “TỰ HUYẾT THANG”: Chữa Viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn “Đới hạ”
“BÁT BẢO THANG” Chữa bệnh viêm họng hạt (Viêm họng mãn tính)
“NIỆU KHUẨN THANG” ĐẶC TRỊ BỆNH LẬU & VIÊM TIẾT NIỆU MẠN TÍNH
“CỬU PHỤC THANG”: ĐẶC TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG
“KINH PHỤ THANG “ Đặc trị rối loạn kinh nguyệt
NHIỆT TRĨ THANG– KẾ THỪA BÀI THUỐC NAM ĐẶC TRỊ Chữa bệnh Trĩ
“BÀI THẠCH GIÃN NIỆU THANG” Đặc trị Sỏi thận, sỏi đường tiểu
Thuốc Nam trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính
“DƯ KHÍ THANG”: ĐẶC TRỊ CHỨNG DI TINH, MỘNG TINH & HOẠT TINH.
Chữa Viêm, loét dạ dày – hành Tá Tràng Mãn tính bằng thuốc Nam
“THẤT KIM THANG”: Đặc trị viêm phế quản mạn tính
” NỘI HUYẾT THANG GIA GIẢM “ ĐẶC TRỊ VIÊM NÔỊ MẠC TỬ CUNG & PHẦN PHỤChữa VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG & PHẦN PHỤ, NGỪA DÍNH TỬ CUNG & TẮT VÒI TRỨNG.CHỮA VIÊM GAN B MẠN TÍNH, GIẢI ĐỘC GANĐAU BỤNG KHI HÀNH KINH(THỐNG KINH)Chữa Chín mé bằng thuốc nam(Đinh sang ở tay, chân)Cây cù đèn-Ngừa “ứ dịch sau sinh”(Dùng dự phòng sau khi sanh, nạo hút thai,…) |
||