Giun chui ống mật

Giun chui ống mật
ngày 25/01/2013

GIUN CHUI ỐNG MẬT

1. Đại cương:

* Giun lên ống mật là một tai biến của giun đũa ở đường ruột gây lên. Giun từ ruột lên tá tràng, chui qua cơ Oddi để vào trong ông Choledoque và các đường mật trong gan. Giun vào đường mật có thể sống và tồn tại ở đó một thời gian, khi chế để lại xác giun không tiêu và là cơ sở của sự hình thành sỏi mật, nhiễm trùng đường mật, khởi đầu của áp xe gan do giun và các biến chứng của nó.

* Bệnh gặp ở các lứa tuổi nhưng thông thường hay gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.

* Điều kiện thuận lợi: Các bệnh nhân dinh dưỡng kém, thiếu đạm, gầy yếu, nhiễm trùng (sau cúm, sởi, viêm phổi), độ toan dịch vị ít.
Photobucket

Gắp giun đũa dài 40cm trong ống mật(nguồn:http://www.tintuconline.com.vn/vn/xahoi/427575/index.html)

2. Triệu chứng:

  2.1. Lâm sàng:

* Giai đoạn sớm:

– Cơn đau bụng gan dữ dội, đột ngột. Bệnh nhân đau cạnh ức và dưới sườn phải từng cơn lăn lộn, chổng mông, trẻ em bắt bế vác lên vai.

– Nôn nhiều có khi nôn ra giun

– Lâm sàng có phản ứng ở dưới sườn phải, cạnh ức đau, gan và túi mật bình thường, không vàng da, vàng mắt, tình trạng toán thân chưa có thay đổi rõ rệt.

* Giai đoạn nhiễm trùng đường mật: Thường sau một tuần đột đau lăn lộn chổng mông, bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.

– Sốt giao động 38o – 39oC.

– Ăn kém và cơn đau dịu đi, nhưng vùng dưới sườn phải đau, tức đầy.

– Ấn cạnh ức và dưới sườn phải đau, túi mật không căng đau.

– Da, niêm mạch không vàng hoặc vàng nhẹ.

* Giai đoạn áp xe gan: Thường 2 – 4 tuần có dấu hiệu giun lên đường mật không được điều trị:

– Toàn thân có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, da xanh, gầy yếu, thiếu máu.

– Sốt cao thường xuyên 390 – 400C, rét run, ăn uống kém.

– Đau âm ỉ vùng gan.

– Da niêm mạc vàng nhẹ, gan to dưới bờ sườn, hoặc to lên trên, ấn rất đau, nghiệm pháp rung gan (+).

  2.2. Cận lâm sàng:

* Bạch cầu tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng, thiếu máu rõ.

* Tốc độ máu lắng tăng cao, nhất là giai đoạn nhiễm trùng đường mật.

* Bilirubin máu bình thường hoặc tăng nhẹ.

* Chức năng gan bình thường.

  2.3. X quang:

* Chụp gan xa: Có thể thấy: Gan to, cơ hoành di động kém, cơ hoành phải bị dội lên.

* Chụp đường mật:

– Có hình dị vật dài giống hình con giun không ngấm thuốc ở giữa hình ảnh mật đồ có thuốc cản quang.

– Ống Choledeque dãn rộng nhất là khi kèm theo sỏi ống mật chủ.

  2.4. Siêu âm: Có thể thấy hình ảnh gián tiếp:

* Ống mật chủ hay ông gan giãn rộng.

* Trong lòng ống mật chủ có hình tập trung nhiều sóng siêu âm theo một vệt dài.
Photobucket

  2.5. Soi tá tràng: Thấy hình ảnh giun đũa ở tá tràng, hay một phần ở tá tràng, một phần ở cơ Oddi vào ống mật hoặc ống Wirsung.
Photobucket

3. Chẩn đoán phân biệt:

  3.1. Đau bụng giảm:

Gặp ở trẻ em có nhiều giun. Giun có thể là tá – hỗng tràng gây đau giống như giun lên đường mật.

  3.2. Sỏi mật:

Thường gặp ở người lớn, có tiền sử mổ sỏi mật, có thể có sỏi mật và giun lên  đường mật. Bệnh nhân có triệu chứng: Đau, sốt, vàng da.

  3.3. Loét dạ dày tá tràng:

Đau thường lâu năm, có chu kỳ và không có dấu hiệu nhiễm trùng.

  3.4. Viêm tụy cấp:

Diễn biến lâm sàng của giun lên ống mật có thể biểu hiện bằng các dấu hiệu phù tụy cấp. Vì vậy cần phân biệt với phù tụy do các nguyên nhân khác gây nên (Sỏi Oddi, sỏi tụy). Trong viêm tụy cấp chảy máu, thường gặp ở người béo và tình trạng toàn thân rất nặng, dấu hiệu shock xuất hiện ngay từ đầu.

4. Điều trị:

  4.1. Nội khoa: Điều trị nội khoa ở giai đoạn đầu chưa xác định chắc có giun ở trong đường mật:

* Thuốc giãn cơ Oddi: Atropine, Aminazine

* Thuốc lợi mật và thuốc tăng tiết dịch mật

* Tẩy giun.

  4.2. Ngoại khoa: Mở đường mật để lấy giun và dẫn lưu đường mật.

  * Theo Đông y:

1.

          Còn đây em có biết không

          Giun chui ống mật, trong lòng biết đâu

          Ngày đêm thượng vị dội đau

          Chổng mông, vật vã, trước sau đứng ngồi

          Sắc diện nhợt, toát mồ hôi

          Toàn thân lạnh toát, luôn hồi nôn nao

          Lâu ngày sinh chứng sốt cao

           Mặt thời vàng ạch, xanh xao, da mồi

          2.

          Dùng năm trăm gam vôi tôi

          Hòa vào hai lít nước sôi nguội rồi

          Chờ cho lắng cặn, gạn thôi

          Cứ mỗi lít nước năm mươi gam đường

          Cơn đau đến chớ xem thường

          Nước này dùng uống khẩn trương mỗi lần(1)

               3.

          Còn đây phương thuốc nữa cần

          Vẫn là cây trái xa gần cùng ai

          Mười sáu gam quả ô mai

          Quả giun(sử quân tử) thì lấy mười hai gam vừa

          Mộc hương, chỉ thực(2) có chưa

          Hạt cau cùng lượng chẳng thừa tám gam

          Nhớ cho kỹ, chớ lan man

          Em ơi hãy sắc một thang mỗi ngày

Chú thích:(1); mỗi ngày dùng 5 đến 6 lần, dùng từ 5-7 ngày; (2)chỉ thực là quả chấp non thái mỏng phơi khô

 Lương Y Nguyễn Hoán-Cố đô Hoa Lư

……………………………………..

“TỰ HUYẾT THANG”: Chữa Viêm âm đạo do nấm, tạp khuẩn “Đới hạ”

 

“BÁT BẢO THANG” Chữa bệnh viêm họng hạt (Viêm họng mãn tính)

 

“NIỆU KHUẨN THANG” ĐẶC TRỊ BỆNH LẬU & VIÊM TIẾT NIỆU MẠN TÍNH

 

“CỬU PHỤC THANG”: ĐẶC TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG

 

“KINH PHỤ THANG “ Đặc trị rối loạn kinh nguyệt

 

NHIỆT TRĨ THANG– KẾ THỪA BÀI THUỐC NAM ĐẶC TRỊ Chữa bệnh Trĩ

 

“BÀI THẠCH GIÃN NIỆU THANG” Đặc trị Sỏi thận, sỏi đường tiểu

 

Thuốc Nam trị sỏi mật, túi mật viêm mạn tính

 

“DƯ KHÍ THANG”: ĐẶC TRỊ CHỨNG DI TINH, MỘNG TINH & HOẠT TINH.

 

Chữa Viêm, loét dạ dày – hành Tá Tràng Mãn tính bằng thuốc Nam

 

“THẤT KIM THANG”: Đặc trị viêm phế quản mạn tính

 

” NỘI HUYẾT THANG GIA GIẢM “ ĐẶC TRỊ VIÊM NÔỊ MẠC TỬ CUNG & PHẦN PHỤ

 

Chữa VIÊM NỘI MẠC TỬ CUNG & PHẦN PHỤ, NGỪA DÍNH TỬ CUNG & TẮT VÒI TRỨNG.

CHỮA VIÊM GAN B MẠN TÍNH, GIẢI ĐỘC GAN

ĐAU BỤNG KHI HÀNH KINH(THỐNG KINH)

Chữa Chín mé bằng thuốc nam(Đinh sang ở tay, chân)

Cây cù đèn-Ngừa “ứ dịch sau sinh”(Dùng dự phòng sau khi sanh, nạo hút thai,…)

“CỬU BÌ THANG” chữa viêm da(chàm), mề đay, mẩn ngứa,….

Tin Liên Quan